Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được hãng đấu giá MILLON dời ngày đấu sang 10/11 thay vì 31/10 như trước đó Ngày 29/10,ãngđấugiáởPhápdờingàyđấugiákimấnHoàngđếchibảocủatriềuNguyễnhận định montpellier hãng đấu giá MILLON đã có thông báo chính thức về việc thay đổi thời gian đấu giá trên trang web của hãng. Trước đó, thông tin chiếc ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” đúc năm 1823 triều Minh Mạng (1820 - 1841) và một bát vàng triều Khải Định (1917 - 1925) được hãng này thông báo sẽ đưa lên sàn đấu giá vào 11h trưa ngày 31/10 (giờ Paris). Mức giá khởi điểm được hãng đấu giá MILLON đưa ra cho kim ấn là 2 - 3 triệu Euro (48,1 tỷ đồng đến 72,2 tỷ đồng). Thông tin từ nhà đấu giá đưa ra cho hay, ấn vàng (nằm ở lô số 101/329) cao 10,4cm, mặt ấn hình vuông (13,8 x 13,7cm), nặng 10,78kg. Quai ấn đúc hình một con rồng uốn khúc, đầu ngẩng cao, mắt nhìn về phía trước, tư thế vững vàng, trán rồng có khắc chữ 王 (vương: vua), vây lưng và đuôi rồng dựng đứng, vây đuôi uốn cong về phía trước, bốn chân rồng đúc rõ năm móng. Ngay khi biết được thông tin này, không chỉ giới nghiên cứu, người sưu tập cổ vật Việt Nam quan tâm mà còn được các cơ quan chức năng, chuyên môn của Việt Nam vào cuộc. Cụ thể, Cục Di sản văn hóa – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi Bộ Ngoại giao. Công văn nêu rõ: Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (tháng 12/1946), hai cổ vật đã rơi vào tay người Pháp và đến ngày 8/3/1952, người Pháp tổ chức lễ trao lại ấn kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại, rồi được đưa sang Pháp vào năm 1953. Trước khi qua đời (năm 1997), cựu hoàng Bảo Đại đã di chúc để lại toàn bộ tài sản ở Pháp (trong đó có kim ấn “Hoàng đế chi bảo”) cho vợ là bà Monique Baudot, người Pháp. Bà Monique Baudot qua đời năm 2021, các tài sản trên thuộc về những người thừa kế và được mang ra bán đấu giá. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp kịp thời làm việc trực tiếp với hãng đấu giá MILLON để xác minh rõ thông tin liên quan đến việc đấu giá hai cổ vật nêu trên như thông báo của Hãng (gồm các thông tin về chủ sở hữu, tính hợp pháp của 2 cổ vật, giá dự kiến bán, khả năng đàm phán mua trực tiếp không qua đấu giá…). Thư Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam gửi đến các vị có thẩm quyền tại hãng đấu giá MILLON đề nghị dừng cuộc đấu giá Liên quan đến thông tin về cuộc đấu giá này, trao đổi với Thừa Thiên Huế Online, ông Nguyễn Phước Bửu Nam - Chủ tịch hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc ở Huế xác nhận hội đồng với tư cách là hậu duệ của các vua Nguyễn đã có đơn gửi những người đứng đầu hãng đấu giá yêu cầu dừng cuộc đấu giá lại. Ông Nam cho biết, đơn này được gửi qua email, đến bốn vị tại hãng đấu giá MILLON đó là bà TaHsi CHANG, Giám đốc nghệ thuật châu Á, chuyên gia về nghệ thuật Việt Nam, giám định viên; ông Jean Gauchet, Giám định viên, chuyên về nghệ thuật châu Á; ông Alexandre Millon, Chủ tịch Công ty đấu giá Millon; ông Pélage de CONIAC, Phó Giám đốc Công ty đấu giá Millon. “Chúng tôi ngạc nhiên khi bảo vật quốc gia Việt Nam được rao bán như những thỏi vàng một cách thông thường”, trích đoạn ông Nam viết trong thư gửi. Ông Nam cũng nhấn mạnh thêm “khẩn khoản yêu cầu hủy bỏ cuộc đấu giá hai cổ vật nêu trên trong khi chờ các cơ quan hữu trách điều tra”. N. Minh |