Sở Tài chính dự kiến đến năm 2021 số đơn vị có khả năng nâng mức tự chủ tài chính tăng thêm 96 đơn vị. Ảnh Internet. Tại Dự thảo phương án nâng mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 – 2021,ĐếnnămHàNộisẽcóđơnvịtựchủtàichíkeonhacai.net 1 Sở Tài chính Hà Nội cho biết, đến năm 2017, tổng số đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) trên địa bàn là 2.575 đơn vị. Trong đó, đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên là 100 đơn vị. Để đạt mục tiêu đến năm 2021 có 10% đơn vị tự chủ tài chính theo chủ trương của Nghị quyết 19-NQ/TW, Hà Nội phải phấn đấu đạt 257 đơn vị SNCL tự chủ tài chính. Số đơn vị còn thiếu là 157 đơn vị.
Theo dự thảo, Hà Nội cho biết sẽ ưu tiên khuyến khích các đơn vị SNCL tự nguyên đăng ký nâng mức tự chủ tài chính và chủ động xây dựng phương án, lộ trình thực hiện. Căn cứ các văn bản, chế độ chính sách hiện hành liên quan đến cơ chế tính giá, thành phố sẽ xác định mức thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN đối với từng lĩnh vực cụ thể và có dự kiến một số chế độ, chính sách và mức thu thay đổi theo kế hoạch của Trung ương và thành phố.
Theo Sở Tài chính Hà Nội, căn cứ khả năng tự chủ tài chính năm 2016 và 2017 của các đơn vị SNCL, Sở Tài chính dự kiến rà soát trên nguyên tắc:
Đối với các đơn vị SNCL có mức tự đảm bảo chi thường xuyên trên 10%, trên cơ sở danh mục dịch vụ sự nghiệp công, mức thu đối với các dịch vụ sự nghiệp công theo các quy định hiện hành (có dự báo một số chế độ, chính sách thay đổi mức thu đối với một số lĩnh vực như: y tế, giáo dục - đào tạo, dạy nghề), rà soát và đề xuất theo hướng:
Các đơn vị SNCL có mức tự đảm bảo chi thường xuyên trên 90% sẽ phấn đấu nâng mức tự đảm bảo chi thường xuyên từ năm 2018.
Các đơn vị SNCL có mức tự đảm bảo chi thường xuyên trên 80% đến 90% sẽ phấn đấu nâng mức tự đảm bảo chi thường xuyên từ năm 2019.
Các đơn vị SNCL có mức tự đảm bảo chi thường xuyên từ 70% đến 80%, hoặc các đơn vị dưới 70% có khả năng tăng thu để nâng mức tự chủ tài chính sẽ phấn đấu nâng mức tự đảm bảo chi thường xuyên từ năm 2020 và năm 2021.
Các đơn vị SNCL có mức tự đảm bảo chi thường xuyên dưới 70%, căn cứ lộ trình tính giá đề xuất hoặc các đơn vị có trách nhiệm chủ động xây dựng lộ trình tính giá và phương án để nâng mức tự chủ tài chính trong năm 2021.
Trường hợp các đơn vị không có khả năng nâng mức tự chủ tài chính, Sở Tài chính đề nghị Sở Nội vụ chủ trì báo cáo UBND thành phố chỉ đạo sắp xếp, kiện toàn các đơn vị SNCL. Trường hợp đặc biệt, Sở Nội vụ chủ trì, cùng Sở Tài chính, các sở chuyên ngành, đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất UBND thành phố xem xét, quyết định.
Đối với các đơn vị SNCL do ngân sách nhà nước đảm bảo do đơn vị không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp, mức tự đảm bảo chi thường xuyên dưới 10%, bởi đây là nhóm các đơn vị sự nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước là chủ yếu nên dự kiến sau khi rà soát, cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại, các đơn vị sự nghiệp thuộc nhóm này vẫn do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên.
Căn cứ theo nguyên tắc trên, Sở Tài chính dự kiến đến năm 2021 số đơn vị có khả năng nâng mức tự chủ tài chính tăng thêm 96 đơn vị. Như vậy, đến năm 2021 trên địa bàn thành phố mới đạt 196 đơn vị tự chủ tài chính. So với mục tiêu của Nghị quyết 19/NQ-TW còn thiếu 61 đơn vị.
Sở Tài chính đề nghị các đơn vị chủ động rà soát, phấn đấu tăng nguồn thu, tự nguyện đăng ký bổ sung các đơn vị nâng mức tự chủ tài chính và lộ trình nâng mức tự chủ tài chính, hoặc sắp xếp, cơ cấu tinh giản đầu mối các đơn vị sự nghiệp hoạt động không hiệu quả, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ.
Ngoài ra, đến năm 2021, 101 đơn vị SNCL còn lại phải tự đảm bảo chi thường xuyên, tuy nhiên, hiện nay nguồn thu của đơn vị thấp. Do đó, Sở Tài chính đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã và các ban ngành, các đơn vị SNCL đề xuất phương án tự chủ cụ thể. |