Không để “tát nước theo mưa” khi tăng giá xăng
Thông tin được Bộ Tài chính đề cập khỉ trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định liên quan đến vấn đề kiểm soát giá cả,ữchỉsốgiátiêudùngnămkhôngtăngquábxh bundesliga 23/24 nhất là với các mặt hàng thiết yếu.
Theo Bộ Tài chính, năm 2018, Quốc hội đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm khoảng 4%. Trong khi năm 2018 có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá như xu hướng tăng giá xăng dầu thế giới, việc điều chỉnh giá một số mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường, giá một số mặt hàng thực phẩm có thể hồi phục so với năm 2017...
Trên cơ sở đánh giá các yếu tố có thể tác động lên mặt bằng giá năm 2018, Chính phủ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu của Quốc hội đề ra.
Từ cuối năm 2017 và đầu năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2018; Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 48/CT-TTg ngày 27/12/2017 về tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018; Ban Chỉ đạo điều hành giá có Thông báo số 66/TB-BCĐĐHG ngày 23/01/2018 về ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ-Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá về công tác quản lý, điều hành giá năm 2018...
Trong đó, Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm nhiều nhiệm vụ chủ yếu như: Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, điều hành, giữ ổn định lạm phát cơ bản trong khoảng 1,6%-1,8%.
Theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả để kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật; kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia theo quy định cho người dân vùng gặp thiên tai, lũ lụt, cứu đói cho dân trong thời kỳ giáp hạt và trong dịp Tết theo đúng đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội.
Rà soát, tăng cường các biện pháp quản lý, đẩy mạnh các giải pháp để giảm giá một số mặt hàng thiết yếu như giá dịch vụ sử dụng đường bộ (BOT), giá thuốc chữa bệnh cho người, chi phí vận tải...; chú trọng ổn định giá cả thị trường vật liệu xây dựng thông qua việc tăng cường quản lý khai thác các mỏ vật liệu xây dựng, bảo đảm nguồn cung cho sản xuất, đồng thời đẩy mạnh giải pháp cải tiến công nghệ để sản xuất các loại vật liệu thay thế.
Đối với thực hiện lộ trình giá thị trường của một số mặt hàng do Nhà nước quản lý như: dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ, kiểm soát mức tăng và lựa chọn thời điểm tăng phù hợp nhằm hạn chế tác động đột biến tới mức tăng CPI bình quân chung.
Một giải pháp quan trọng khác là tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá gắn với kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, phí. Không để xảy ra hiện tượng lợi dụng việc tăng giá điện, giá xăng dầu để tăng giá dây chuyền, không phù hợp với tỉ lệ tác động của giá điện, xăng dầu vào giá thành, giá bán hàng hóa, dịch vụ khác...
Năm 2018- không tăng giá điện
Liên quan đến kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng năm 2018, trả lời chất vấn đại biểu Lê Thu Hà (Lào Cai) tại kỳ họp thứ 5 mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết: Tháng 5, CPI tăng 0,55% đây là mức tăng cao nhất của tháng 5 trong 6 năm liên tiếp.
Theo Phó Thủ tướng, có 2 nguyên nhân chính khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng cao là giá dầu thành phẩm tại thị trường Singapore tăng mạnh có thời điểm lên đến 88 USD/1 thùng, tăng tới 25% đến 30%. Đồng thời giá thịt lợn hơi từ mức khoảng 20.000 đồng/kg tăng lên 40.000 đồng đến 50.000 đồng/kg. Riêng 2 nhóm này làm chỉ số CPI tháng 5 tăng điến 0,45%.
Phó Thủ tướng cho biết: Chính phủ đang chỉ đạo sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu để điều tiết. Bởi giá xăng dầu thế giới tăng bình quân khoảng 25% nhưng giá xăng trong nước mới điều chỉnh tăng khoảng 9,3%.
Ngoài ra, để kiểm soát CPI, Chính phủ đang tính toán lại lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công.
Đặc biệt, Thủ tướng kết luận năm 2018 không tăng giá điện, mặc dù áp lực tăng giá điện khoảng 4.600 tỷ đồng, nhưng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải tiết giảm chi phí để không tăng giá điện trong năm nay.
Đối với giá dịch vụ y tế, theo Phó Thủ tướng, Chính phủ đang chỉ đạo sửa đổi Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC về giá dịch vụ khám, chữa bệnh, để giảm giá khoảng 80 loại dịch vụ y tế; đồng thời, tăng cường đấu thầu, đấu giá về thuốc để kéo giảm được giá thuốc...
“Với nhiều giải pháp như vậy, chúng tôi tin có thể kiểm soát được lạm phát trong phạm vi cơ quan điều hành giá đang tính toán khoảng 3,72% đến 3,94%, tức là trong mức giới hạn an toàn mà Quốc hội đã cho phép, nếu không có đột xuất xảy ra”- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.