Doanh nghiệp xuất khẩu thích ứng với cơ chế “xanh hóa” của EU Đáp ứng quy định xanh cho xuất khẩu Doanh nghiệp xuất khẩu lưu ý quy trình mới nhập khẩu hàng hóa vào EU |
Ảnh minh họa. |
Một trong những vấn đề trọng tâm được EU triển khai thực hiện liên quan đến Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, CBAM sẽ thực hiện khai báo theo mẫu của EU từ tháng 6/2024. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thép, xi măng, phân bón cần nghiên cứu quy định của EU để tính lượng CO2 thải ra trong quá trình sản xuất.
Tương tự, quy định Due Diligent trong EUDR (quy định về các sản phẩm không phá rừng) cũng sẽ có hiệu lực trong năm 2024, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, đồ gỗ, cao su cần phải thực hiện thủ tục chứng nhận không phá rừng với hướng dẫn rất chi tiết của EU.
Dự kiến trong năm 2024, EU cũng đưa ra quy định Ecodesign trong ngành dệt may để hạn chế rác thải dệt may, hạn chế rác thực phẩm trong Fark to fork. Các quy định này đều đòi hỏi các nhà sản xuất, xuất khẩu phải có sự chuẩn bị và chuyển đổi sản xuất tương ứng.
Bên cạnh đó, EU cũng đang tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, giám sát thương mại nhất là các vụ việc lẩn tránh thuế từ các nước thứ 3. Đồng thời, trong tháng 1, EU cũng đã ban hành rất nhiều ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hầu hết ở mức 0.01mg/1kg, phê chuẩn chương trình kiểm soát thực phẩm có nguồn gốc động vật (Việt Nam là thủy sản, mật ong, đang xem xét trứng và sữa), và các biện pháp khẩn cấp và tạm thời kiểm soát an toàn thực phẩm tại cửa khẩu.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, quy định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam, do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam vào thị trường EU cần thường xuyên theo dõi những quy định mới của EU về MRL, kịp thời kiểm tra, giám sát, điều chỉnh hàng hóa xuất khẩu phù hợp quy định.
Để tham gia thị trường hiệu quả, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho rằng, EVFTA bước vào năm thực hiện thứ 4, biểu B3 đã về 0%, biểu B5 đã thực hiện được một nửa, cơ hội thị trường của hàng Việt Nam là rất lớn. Rất nhiều nước khác đang ao ước có một hiệp định như EVFTA để tiếp cận thị trường EU. Do vậy, EVFTA sẽ tiếp tục là một trong những chìa khóa cho xuất khẩu Việt Nam vào EU.
Đặc biệt, doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm chất lượng sản phẩm, nhất là hàng nông, thủy hải sản cũng như thực hiện tốt việc thưc thi IUU để đoàn thanh tra của EU vào kiểm tra trong tháng 6.