发布时间:2025-01-10 10:09:33 来源:88Point 作者:Thể thao
Ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới cho các doanh nghiệp, chủ thể; phát huy thế mạnh của sàn giao dịch thương mại điện tử, là những giải pháp cũng là yếu tố quan trọng nhằm phát triển sản phẩm nông nghiệp nói chung, sản phẩm OCOP nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Thời gian qua, các cấp, các ngành, đơn vị chức năng đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho các chủ thể thiết kế mẫu mã bao bì, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, truy xuất nguồn gốc, xây dựng website và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại… Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP đã được trưng bày tại các điểm bán hàng gắn với các khu du lịch trên địa bàn tỉnh, một số sản phẩm được đưa vào các hệ thống phân phối trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, các sản phẩm đã được kết nối trên sàn giao dịch thương mại điện tử như madeincamau.com, Viettel (voso.vn), Posmart và các kênh khác như Lazada mall, Amazon, Alibaba; Zalo, Facebook, Online… Từ đó, giá trị sản phẩm và doanh thu tăng cao hơn, tạo tâm lý phấn khởi cho các chủ thể tham gia.
Phần mềm “Nông nghiệp Cà Mau” cung cấp thông tin, dữ liệu trên tất cả các lĩnh vực của ngành nông nghiệp; nông dân có thể truy cập để tiếp cận thông tin mọi lúc, mọi nơi. |
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 128 sản phẩm OCOP của 59 chủ thể. Anh Khưu Văn Chương, ấp Công Nghiệp, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đã xây dựng sản phẩm nước cốt nhàu đạt chuẩn OCOP. Ðể giữ vững và phát triển với sản phẩm này, ngoài chất lượng thì yêu cầu quan trọng là làm sao đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách nhanh, tiện lợi nhất, vì thế anh đã và đang hướng đến hình thức thương mại điện tử.
Anh Chương chia sẻ: “Hiện tại tôi cũng đã tham gia rất nhiều sàn thương mại điện tử hiện hành, phần nhiều là Shopee, Lazada, sàn thương mại điện tử của Cà Mau. Việc áp dụng CÐS để phân phối và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng là mấu chốt để phát triển trong tình hình hiện nay. Sử dụng nền tảng CÐS giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí và tính hiệu quả khá cao”.
Thời gian qua, hoà cùng dòng chảy CÐS với các ngành, các lĩnh vực khác, ngành nông nghiệp Cà Mau đã mạnh dạn chuyển đổi hình thức tổ chức, quản lý, điều hành theo hướng hiện đại, áp dụng nhiều phần mềm chuyên ngành. Qua đây, tạo được sự đồng thuận cũng như mang lại hiệu quả bước đầu.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai xây dựng phần mềm “Cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau”, vận hành chính thức cuối năm 2019 và được nâng cấp năm 2020. Phần mềm được thiết kế theo 2 phiên bản: Phiên bản ứng dụng trên thiết bị di động với app “Nông nghiệp Cà Mau” được phát triển trên 2 nền tảng Android và IOS, hoạt động được trên hầu hết các điện thoại thông minh, máy tính bảng; phiên bản web sử dụng trên máy tính, người dùng truy cập theo địa chi https://nongnghiepcamau.vn để khai thác. Phần mềm cung cấp thông tin, dữ liệu trên tất cả các lĩnh vực của ngành, như thuỷ sản, thuỷ lợi, lâm nghiệp, phát triển nông thôn, trồng trọt và bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng, khuyến nông, giống nông nghiệp.
Ông Phạm Văn Trí, ấp Nhà Máy B, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, phấn khởi: “Nhờ có sự phát triển của CÐS mà người nông dân được hưởng lợi rất nhiều. Giờ đây, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, chỉ cần có kết nối mạng là người nông dân có thể truy cập để tiếp cận những tiến bộ khoa học - kỹ thuật cũng như lịch thời vụ một cách nhanh nhất. Bản thân tôi làm nông từ hơn 30 năm qua, nhờ CÐS, tôi được tiếp cận nhanh những kỹ thuật sản xuất hiện đại, nên năng suất lúa hàng năm tăng cao”.
Chuyển đổi số đã dần thay đổi tập quán sản xuất của người nông dân, từ bị động sang thế chủ động (chủ động về lịch thời vụ, khoa học, công nghệ, đầu ra...). |
Ông Nguyễn Bửu San, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Cà Mau, cho biết: “Nhằm giúp nông dân trên địa bàn tỉnh tiếp cận lịch thời vụ cũng như tạo điều kiện cho bà con nắm bắt các kỹ thuật trong chăn nuôi, từ sau đại dịch Covid-19, trung tâm đã áp dụng việc tư vấn trực tuyến trên nền tảng phần mềm nông nghiệp Cà Mau, đồng thời đưa lên Youtube để người dân tiện theo dõi. Sau thời gian vận hành, hình thức này đã tạo những hiệu ứng tích cực”.
Song hành với ngành nông nghiệp, nhằm giúp người dân bắt kịp với xu thế phát triển trong tình hình mới, thời gian qua, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ký kết thoả thuận hợp tác với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ tập trung triển khai thực hiện những nội dung quan trọng trong CÐS. Một trong những nội dung trọng tâm phối hợp triển khai là quản lý hội viên, quản lý điểm, tích hợp thanh toán, các ưu đãi qua sim; phối hợp hỗ trợ, tổ chức đánh giá, tuyên truyền nâng cao nhận thức về CÐS; hỗ trợ nông dân khởi nghiệp.
Bà Trần Thị Quyết, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh, cho biết: “Ban Thường vụ hội đang xây dựng chương trình phối hợp với VNPT Cà Mau để sớm ký kết phối hợp thực hiện CÐS, từ đó sẽ giúp được rất nhiều nông dân tiếp cận việc CÐS trong cuộc sống, lao động, sản xuất nhằm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững”./.
Văn Ðum
相关文章
随便看看