游客发表

【kết quả bóng đá hồi tối】Nghị định 05 về kiểm toán nội bộ: Thúc đẩy quản trị minh bạch

发帖时间:2025-01-10 10:29:08

ktnb

Hành lang mới cho kiểm toán nội bộ

Nghị định 05 ra đời rất phù hợp với bối cảnh quản trị công ty đang được thúc đẩy mạnh ở Việt Nam. Cùng với Luật chứng khoán đang được sửa đổi và Bộ nguyên tắc Quản trị Công ty dự kiến sắp được ban hành,ịđịnhvềkiểmtoánnộibộThúcđẩyquảntrịminhbạkết quả bóng đá hồi tối Nghị định 05 sẽ giúp đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư và tính minh bạch của thị trường chứng khoán..
hoang hung
Ông Hoàng Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty PwC Việt Nam

Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định cụ thể về công tác kiểm toán nội bộ (KTNB); nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận KTNB, người làm công tác KTNB; trách nhiệm của các bên đối với KTNB; quản lý Nhà nước về KTNB. Đây được coi là khung pháp lý toàn diện đầu tiên về hoạt động KTNB tại các đơn vị công, các công ty niêm yết, các doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con.

Được biết, Bộ Tài chính đã bắt đầu xây dựng dự thảo Nghị định với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới từ năm 2016. Theo ông Hoàng Hùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty PwC Việt Nam - nguyên là chuyên gia tư vấn quốc tế hỗ trợ xây dựng Nghị định 05, văn bản này sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản trị tại các doanh nghiệp niêm yết.

“Nghị định 05 ra đời rất phù hợp với bối cảnh quản trị công ty đang được thúc đẩy mạnh ở Việt Nam. Cùng với Luật chứng khoán đang được sửa đổi và Bộ nguyên tắc Quản trị Công ty dự kiến sắp được ban hành, Nghị định 05 sẽ giúp đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư và tính minh bạch của thị trường chứng khoán” - ông Hùng cho biết.

Nâng cao vai trò, vị thế và chất lượng của KTNB

KTNB được biết đến là một chức năng giám sát độc lập và tuyến phòng vệ thứ ba của doanh nghiệp. Chức năng này đưa ra những rà soát và đánh giá độc lập, khách quan về hoạt động kiểm soát, quản lý rủi ro và quản trị trong nội bộ tổ chức, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và tính minh bạch của tổ chức.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tại Việt Nam, KTNB mới được triển khai ở các doanh nghiệp quy mô lớn, có loại hình hoạt động phức tạp, nhiều rủi ro. Một số bộ và cơ quan ngang bộ đã triển khai thí điểm KTNB trong một số dự án cụ thể. Tuy nhiên, KTNB chưa được thực hiện một cách hệ thống và trong nhiều trường hợp, chức năng này chưa đảm bảo được nguyên tắc độc lập.

Trước khi Nghị định 05 ra đời, Việt Nam về cơ bản chưa có các văn bản quy phạm pháp luật bài bản về KTNB mà chỉ có một số quy định tương đối rải rác tại nhiều văn bản khác nhau. Trước đó, cũng chỉ có một số ngành, lĩnh vực có quy định riêng về KTNB như ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Vì vậy, Nghị định 05 được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động KTNB tại Việt Nam.

Về hiệu lực thi hành, Nghị định yêu cầu trong vòng 24 tháng kể từ ngày 1/4/2019, các đối tượng áp dụng sẽ phải hoàn thành các công việc cần thiết để thực hiện công tác KTNB theo quy định tại Nghị định. Theo ông Hoàng Hùng, để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải tăng tốc ngay từ bây giờ. Cụ thể, họ sẽ cần sự chuẩn bị kỹ càng về nhận thức và nhân sự, cũng như xác định cơ cấu báo cáo của bộ phận KTNB và các chuẩn mực áp dụng./.

Nghị định 05/2019/NĐ-CP có hiệu lực áp dụng với:

a) Các doanh nghiệp: gồm các công ty niêm yết, doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn, doanh nghiệp là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con.

b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

c) UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

d) Các đơn vị sự nghiệp công lập.

e) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động KTNB.

Hoàng Ngọc

    热门排行

    友情链接