【trưc tiép bóng đá】Thủ tướng: Chuyển đổi số là chiến lược lớn, không thể chung chung

作者:Cúp C1 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:42:17 评论数:

Thu tuong: Chuyen doi so la chien luoc lon,ủtướngChuyểnđổisốlagravechiếnlượclớnkhocircngthể<strong>trưc tiép bóng đá</strong> khong the chung chung hinh anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị

Sáng 9-8, Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) đã được tổ chức.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì hội nghị.

Hội nghị được kết nội tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ với điểm cầu các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các huyện, thị xã; phường, xã trong toàn quốc; với tổng số hơn 10.000 điểm cầu từ cấp xã đến Trung ương và hơn 130.700 đại biểu tham dự.

Dự hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số Vũ Đức Đam; lãnh đạo các bộ, ngành; lãnh đạo các tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực công nghệ, viễn thông, thông tin.

Nhiều dịch vụ công được thực hiện trên môi trường số

Báo cáo sơ kết cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, Chính phủ đã tổ chức một hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai Đề án; đưa việc thực hiện Đề án 06 vào nội dung các phiên họp Chính phủ thường kỳ và đã ban hành 4 nghị quyết có nội dung chỉ đạo Đề án 06.

Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hai cuộc họp chỉ đạo 6 nhiệm vụ chung, 32 nhiệm vụ cụ thể.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì 14 phiên họp với các bộ, ngành chỉ đạo các nội dung Đề án 06; đã ban hành 1 chỉ thị, 1 công điện, 7 thông báo với 49 nhóm nhiệm vụ giải pháp thực hiện. Đến nay, 23/23 bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố, 705 đơn vị cấp huyện và 10.599 cấp xã đã xây dựng kế hoạch, thành lập Tổ công tác triển khai Đề án 06.

Đề án 06 xác định 5 nhóm tiện ích lớn, trong đó có có 13 nhóm nhiệm vụ chung, 89 nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành Trung ương; 13 nhóm nhiệm vụ chung và 8 nhiệm vụ cụ thể của các địa phương.

Đến nay, các bộ, ngành đã hoàn thành 21/89 nhiệm vụ; các địa phương hoàn thành 4/13 nhiệm vụ và 1/8 nhiệm vụ cụ thể.

Các bộ, ngành đã rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản liên quan; đẩy mạnh xây dựng các văn bản quan trọng, cần ưu tiên xây dựng để phục vụ Đề án 06.

Cơ bản đã hoàn thành, đưa 21/25 dịch vụ thiết yếu thực hiện trên môi trường điện tử, đạt kết quả tích cực. Việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đã mang lại nhiều tiện lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Điểm nổi bật là Bộ Công an đã hoàn thành 11/11 dịch vụ công mức độ 3, cấp độ 4; đồng thời, mở rộng thực hiện 187/227 nhóm dịch vụ công khác của lực lượng Công an Nhân dân, trong đó việc cấp hộ chiếu qua mạng, phân cấp đăng ký ôtô, xe máy về cấp huyện, cấp xã được người dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đăng ký dự thi trực tuyến cho gần 1 triệu thí sinh (đạt 93,1%)...

Tính đến ngày 31-7-2022, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã triển khai kết nối chính thức đối với một số Cơ sở dữ liệu của 11 bộ, ngành; 4 doanh nghiệp nhà nước và 14 địa phương.

Thông tin về giáo dục của gần 1,9 triệu công dân; thông tin hộ chiếu của trên 1,3 triệu công dân; thông tin của trên 1 triệu thuê bao di động để giải quyết dứt điểm tình trạng SIM rác...

Đáng chú ý, các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp đẩy mạnh ứng dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử; cấp trên 67 triệu thẻ căn cước có gắn chíp điện tử.

Công tác kiểm tra an ninh, an toàn, khắc phục các lỗ hổng bảo mật trong các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu được chú trọng.

Tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp

Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận, phân tích, đánh giá đánh giá những kết quả trong thực hiện Đề án 06 trong 6 tháng qua; đồng thời, chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, cách làm sáng tạo của đơn vị, địa phương.

Bên cạnh đó, các đại biểu chỉ rõ những vấn đề còn có khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách và quá trình triển khai thực hiện; đề xuất các giải pháp trọng tâm triển khai Đề án 06 trong thời gian tới hiệu quả tốt hơn.

Thu tuong: Chuyen doi so la chien luoc lon, khong the chung chung hinh anh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an

Các đại biểu thẳng thắn cho rằng một số người đứng đầu chưa quyết liệt chỉ đạo, chưa kiểm tra, giám sát, đôn đốc những nhiệm vụ đề ra trong Đề án 06; kết quả rà soát các văn bản pháp luật cần sửa đổi, bổ sung chưa bảo đảm chất lượng; liên thông, liên kết cơ sở dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương còn hạn chế; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp, người dân vẫn tới trụ sở để nộp hồ sơ trực tiếp.

Các đại biểu thừa nhận, hạ tầng, đảm bảo an ninh, an toàn, chất lượng kết nối vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; nhiều bộ ngành, địa phương chưa lập hồ sơ cấp độ an toàn hệ thống thông tin.

Nguồn nhân lực ở các bộ, ngành, địa phương đều chưa được đáp ứng đầy đủ, nhất là chưa xây dựng được hai nhóm chuyên gia quản trị và công nghệ thông tin để tham gia quản trị hệ thống...

Triển khai Đề án 06 là thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ kiên trì, kiên định, kiên quyết, quyết tâm, quyết liệt triển khai tổng thể, toàn diện từ trên xuống dưới thực hiện hiệu Đề án 06, chính là thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Trong đó có việc hoàn thiện thể chế trên môi trường số, phát triển hạ tầng chiến lược trên môi trường số, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong môi trường số; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia để xây dựng chính quyền số, xã hội số, công dân số.

Với phương châm, mọi cải cách đều hướng về người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực của chuyển đổi số.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định kể từ khi Đề án 06 được phê duyệt và Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Đề án 06 đến nay, Tổ công tác của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công và đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực.

Nhận thức của các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số quốc gia, trong đó có việc thực hiện Đề án 06 ngày càng đầy đủ, toàn diện, sâu sắc. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án được tiến hành quyết liệt, thường xuyên, liên tục. Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực.

Việc kết nối, chia sẻ giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu các bộ, ngành, địa phương được đẩy mạnh; tích hợp, kết nối và mở rộng thu thập dữ liệu dân cư, từng bước hình hành các cơ sở dữ liệu lớn, hệ sinh thái công dân số, phục vụ quản trị quốc gia, phát triển kinh tế-xã hội; tạo lập những nền tảng, cơ sở quan trọng để thúc đẩy các ứng dụng công dân số, kinh tế số, xã hội số. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, bảo vệ bí mật cá nhân cũng được quan tâm, chú trọng hơn.

Thủ tướng khẳng định kết quả đạt được nêu trên cho thấy, triển khai Đề án 06 là hoàn toàn đúng đắn, đã mang lại những kết quả rất cụ thể, thiết thực trong quản lý, điều hành của các cấp, ngành và hoạt động kinh tế, xã hội của người dân, doanh nghiệp; qua đó đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy quản trị quốc gia bằng kỹ thuật số, quản trị thông minh, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững kinh tế-xã hội.

Bên cạnh đánh giá cao, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương; sự nỗ lực, chung tay đồng hành, tham gia có hiệu quả của doanh nghiệp công nghệ; sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Đề án 06 cả trong chỉ đạo, điều hành, xây dựng thể chế, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng công nghệ thông, nhân lực thực hiện Đề án và công tác bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin...

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải thuận lợi, công khai, minh bạch

Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, những kinh nghiệm quý, bài học hay, đồng thời khắc phục tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc để triển khai thành công Đề án, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương một số nhiệm vụ trọng tâm.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải liên tục đổi mới, có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược; phát huy tính chủ động, tính sáng tạo; huy động mọi nguồn lực, sự tham gia xây dựng và phát triển của cả hệ thống chính trị và của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Các bộ, ngành, địa phương sử dụng tài nguyên thông tin, dữ liệu thiết thực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân.

“Phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thời gian tới cần phải thể hiện được tính “thuận lợi, công khai, minh bạch, đồng thuận xã hội, bảo đảm được an ninh an toàn cho người dân,” Thủ tướng nhắc nhở.

Phải bắt đầu bằng những hành động cụ thể

Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết tâm, quyết liệt chỉ đạo thực hiện Đề án quan trọng này để góp phần tạo đột phá trong thực hiện chuyển đổi số quốc gia, với quan điểm “chuyển đổi số quốc gia là công việc rất lớn, rất chiến lược, nhưng phải bắt đầu bằng những hành động cụ thể, mục tiêu cụ thể, làm việc nào dứt điểm việc đó, không thể chung chung được.”

Vì vậy, Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp phải xác định quyết tâm chỉ đạo quyết liệt Đề án; đồng thời quán triệt và tạo sự lan tỏa đến toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

“Đề án này là Đề án của Chính phủ, không phải của Bộ Công an; phải khắc phục tư tưởng cục bộ, cát cứ thông tin, “quyền anh, quyền tôi” dẫn đến lừng chừng trong tổ chức thực hiện. Tất cả phải hướng đến mục tiêu là lợi ích chung của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp,” Thủ tướng thẳng thắn.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị tiếp tục duy trì thực hiện thường xuyên trong thời gian tới; đồng thời, phát huy vai trò Thường trực của Bộ Công an và Văn phòng Chính phủ đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu từ nay đến hết năm 2022, tạo tiền đề để thực hiện nhiệm vụ các năm tiếp theo.

“Cần sớm xây dựng hệ thống giám sát theo dõi, đánh giá việc triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, để đôn đốc trong quá trình triển khai và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, để phê bình những cơ quan, đơn vị làm chậm; khen thưởng những cơ quan, đơn vị làm tốt, có nhiều sáng kiến, cách làm hay,” Thủ tướng gợi mở.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tập trung hoàn thiện thể chế phục vụ chuyển đổi số quốc gia nói chung, thực hiện Đề án 06 nói riêng; tập trung chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đã được xác định từ nay đến hết năm 2022, trong đó khẩn trương đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu đã được xác định trong Đề án và 29 dịch vụ công.

Tăng cường tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức trong việc thực hiện các dịch vụ công trên môi trường trực tuyến; trước hết, quán triệt và vận động đến từng đảng viên, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại địa phương thực hiện và vận động người thân, gia đình hưởng ứng thực hiện. Tăng tỷ lệ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Về ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ Căn cước gắn chíp điện tử, tài khoản định danh điện tử, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các nền tảng, cơ sở dữ liệu nêu trên, nhất là trên các lĩnh vực: thanh toán không dùng tiền mặt; xác thực tài khoản ngân hàng; cho vay tín chấp; tích hợp các thông tin trên thẻ căn cước và tài khoản định danh để thay thế các loại giấy tờ công dân... Trong đó, phải giải quyết sớm dứt điểm một số việc như: bảo đảm tài khoản điện thoại chính chủ, làm sạch SIM rác; tạo tài khoản an sinh xã hội để phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp thiên tai, bệnh dịch qua tài khoản...

Thu tuong: Chuyen doi so la chien luoc lon, khong the chung chung hinh anh 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo phấn đấu đến cuối năm 2022, đầu năm 2023 sẽ có khoảng 3-5 triệu người dân sử dụng ứng dụng công dân số quốc gia (VneID), với tốc độ tăng ít nhất 5% mỗi tháng; cung cấp 8-10 tiện ích nghiệp vụ ngành Công an như tố giác tội phạm, phòng, chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, khai báo tạm trú, tạm vắng…; cung cấp 8-10 tiện ích cho người dân: như định danh, xác thực người dân, dịch vụ ngân hàng, mua sắm, thanh toán, giáo dục, y tế, di chuyển nội địa, dịch vụ tiện ích cho nhóm đối tượng yếu thế như người già, trẻ em, người có công, người dân tộc thiểu số…

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần rà soát, củng cố, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu hiện có, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đúng lộ trình Đề án. Khẩn trương kết nối các dữ liệu tổng hợp dân cư về Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để phục vụ chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội.

Đáng chú ý, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an nghiên cứu xây dựng Trung tâm điều phối dữ liệu dân cư, thông qua Trung tâm này kết nối, làm sạch dữ liệu, tương tác, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương; triển khai phục vụ tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.

Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ kết nối song song với hệ thống dữ liệu của Trung tâm điều phối này và thực hiện thêm một vai trò rất quan trọng khác là hỗ trợ các hệ thống nghiệp vụ ngành Công an nói riêng.

Thủ tướng giao Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm tra an ninh an toàn đối với các hệ thống của bộ, ngành, địa phương; đề xuất cơ chế đặc thù để đầu tư khắc phục ngay những lỗ hổng bảo mật, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia; trước mắt, hoàn thành việc kiểm tra, khắc phục lỗ hổng phục vụ kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hoàn thành trong tháng 10/2022.

Các bộ, ngành, địa phương cần bám sát hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để báo cáo Chính phủ bố trí nguồn lực thực hiện; bố trí đủ nguồn nhân lực, nhất là về quản trị, vận hành và công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện.

Bộ Nội vụ tiến hành rà soát chung và đề xuất tổng thể với Chính phủ về nguồn nhân lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án này; nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản lý dân cư, xây dựng, tích hợp các hệ thống cơ sở dữ liệu lớn để vận dụng thực hiện phù hợp đặc điểm tình hình Việt Nam; từng bước liên kết với các hệ thống thông tin dân cư các nước ASEAN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải tạo dựng, giữ vững niềm tin của người dân và doanh nghiệp; lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong thực hiện Đề án này. Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực, quyết tâm, triển khai có hiệu quả để người dân và doanh nghiệp thấy được tiện ích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo mật thông tin, từ đó đồng tình ủng hộ, hưởng ứng tham gia thực hiện.