【juventus vs atletico madrid】Giá trị sản xuất công nghiệp đạt thấp
Công nghiệp chế biến thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong tỉnh. Tuy nhiên, đầu năm đến nay tình hình xuất khẩu thuỷ sản gặp nhiều khó khăn dẫn đến giá trị sản xuất công nghiệp trong tỉnh đạt thấp so cùng kỳ.
Công nghiệp chế biến thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong tỉnh. Tuy nhiên, đầu năm đến nay tình hình xuất khẩu thuỷ sản gặp nhiều khó khăn dẫn đến giá trị sản xuất công nghiệp trong tỉnh đạt thấp so cùng kỳ.
Trưởng Phòng Quản lý Công nghiệp, Sở Công thương, Ðỗ Gia Toàn cho biết, cuối tháng 11/2016, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 32.732 tỷ đồng, giảm 0,48% so với cùng kỳ, đạt 64,56% so với kế hoạch. Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 1,04% so với cùng kỳ. Như vậy, giá trị sản xuất và chỉ số sản xuất công nghiệp qua 11 tháng đạt khá thấp. Kết quả này có nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân chính làm cho giá trị sản xuất công nghiệp giảm là do công nghiệp chế biến thuỷ sản gặp khó khăn.
Về sản xuất, chế biến thuỷ sản xuất khẩu, 11 tháng năm qua, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 871,61 triệu USD, đạt 67,05% kế hoạch, bằng 98,67% so với cùng kỳ năm 2015. Thêm vào đó doanh thu của cụm khí - điện - đạm giảm khá sâu so cùng kỳ năm trước, làm giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giảm.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu nhưng Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú vẫn nằm trong top doanh nghiệp dẫn đầu cả nước về xuất khẩu thuỷ sản. |
Mặc dù sản lượng khí thương phẩm ước đạt 1.817 triệu m3i, đạt 85,31% so với kế hoạch, tăng 1,04% so với cùng kỳ; sản lượng điện sản xuất ước đạt 7.618 triệu kwh, đạt 89,62% so với kế hoạch, tăng 2,93% so cùng kỳ, nhưng sản lượng đạm ước đạt 699.348 tấn, đạt 87,42% so với kế hoạch, giảm 5,02% so cùng kỳ. Thêm vào đó, doanh thu của cụm khí - điện - đạm cũng giảm là do giá bán điện của Công ty Ðiện lực Dầu khí Cà Mau bán cho EVN giảm so cùng kỳ. Riêng giá bán phân đạm giảm khoảng 25% so cùng kỳ.
Theo ông Ngô Thành Lĩnh, Tổng Thư ký Hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau, xuất khẩu thuỷ sản từ đầu năm đến nay luôn phải đối mặt với nhiều thay đổi khách quan, cả ở trong và ngoài nước. Thị trường xuất khẩu tiềm ẩn đầy rủi ro, trong nước thiên tai, dịch bệnh, các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) ngày càng báo động… đã và đang tác động bất lợi cho chế biến và xuất khẩu thuỷ sản thời gian qua và những tháng cuối năm. Mặt khác, do tôm nguyên liệu trên thế giới, nhất là Ấn Ðộ, Indonesia, Ecudor, Thái Lan… sản lượng không tăng nên giá cả trong thời gian tới tương đối ổn định hơn các năm trước, nhu cầu khách hàng đang tăng lên và Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, với mức thuế 0% vĩnh viễn, là thuận lợi rất lớn xuất khẩu mạnh vào thị trường Mỹ nên ước cả năm 2016 xuất khẩu thuỷ sản có thể đạt trên 1 tỷ USD.
Như vậy, tháng 12 tới, ngành công thương còn phải phấn đấu rất nhiều để hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh được giao trong điều kiện (nói riêng lĩnh vực công nghiệp): các doanh nghiệp trong cụm khí - điện - đạm đã vận hành công suất phủ đỉnh; dự báo giá dầu thế giới những tháng cuối năm khó tăng, kéo theo giá các sản phẩm khí, điện, đạm cũng không tăng thì giá trị sản xuất công nghiệp chung của khối này sẽ không đạt kế hoạch đề ra, mặc dù chỉ tiêu về sản lượng là đạt kế hoạch.
Còn lại, công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu khó khăn lớn nhất hiện tại là thiếu nguyên liệu để chế biến. Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu giá trị gia tăng ít, do chủ yếu bà con nuôi tôm thẻ chân trắng, nên giá trị xuất khẩu cũng như tổng kim ngạch tăng trưởng ít.
Ông Lĩnh nhận định: "Trong khi tình hình xuất khẩu thuỷ sản đang có dấu hiệu tăng trưởng thì sản lượng nguyên liệu tiếp tục sụt giảm, hơn nữa, tình trạng thiếu hụt công nhân lao động tại các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu vẫn còn diễn ra, các vấn đề về ATVSTP đến nay chưa có cải thiện nhiều. Ðể đáp ứng yêu cầu của thị trường, vấn đề quan trọng là ATVSTP phải được chứng nhận quốc tế từ khâu nuôi đến sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, Hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản đang phối hợp với Sở NN&PTNT tranh thủ các nguồn vốn tài trợ từ các dự án nước ngoài, từ Ðề án Tái cơ cấu ngành hàng tôm để liên kết doanh nghiệp và vùng nuôi, mở rộng vùng nuôi được chứng nhận quốc tế để sản phẩm tôm Cà Mau có mặt trực tiếp tại các siêu thị lớn trên thế giới, giảm bớt khách hàng trung gian (ước đến cuối năm 2016 sẽ có trên 18.000 ha vùng nuôi sinh thái được chứng nhận, với 9 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản liên kết)".
Ðể phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh được giao, các ngành, các cấp, các cơ quan chuyên môn, các hiệp hội ngành hàng thuỷ sản, các doanh nghiệp cần theo dõi sát các biến động của thị trường, nhất là biến động về cung - cầu, giá cả mặt hàng tôm để kịp thời đưa ra dự báo chính xác, có đối sách hợp lý định hướng cho nuôi và chế biến xuất khẩu thuỷ sản, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên hàng đầu. Cần theo dõi chặt chẽ để có thông tin xác đáng, định hướng cho nuôi, khai thác nguồn tôm nguyên liệu.
Ðồng thời, cần nâng cao năng lực dự báo và phối hợp đáp ứng đủ vốn dự trữ hàng khi cần thiết. Giá tăng là cơ hội lớn nhưng có bao nhiêu doanh nghiệp tận dụng được cơ hội này thành lợi thế. Thực tế cho thấy, có không ít doanh nghiệp đã thất thế và lỗ nặng từ sự tăng giá do dự báo sai nên đã ký hợp đồng xuất khẩu với số lượng lớn trước khi giá tăng. Hoặc có doanh nghiệp dự báo được giá sẽ tăng nhưng do không có vốn dự trữ hàng, buộc lòng phải bán ngay theo giá thấp để có vốn quay vòng sản xuất./.
Bài và ảnh: Hồng Phượng
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/256a799288.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。