【bxh bồ đào nha】Chính sách thuế mới: Hỗ trợ doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu

chinh sach thue moi ho tro doanh nghiep nuoi duong nguon thu

Những thay đổi trong chính sách thuế mới đã tiệm cận với thông lệ. Ảnh: T. HẰNG

Kích cầu lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn

Theo Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế- Bộ Tài chính Phạm Đình Thi, những chính sách ưu đãi mới về thuế, về trước mắt thì có thể thấy là sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách như: Các ưu đãi miễn giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thông qua việc áp dụng thuế suất 15% đối với DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (nghiên cứu phát triển giống; trồng trọt, chăn nuôi, chế biến sản phẩm nông nghiệp), lâm nghiệp, thủy sản không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

“Cũng từ năm 2015, một số mặt hàng phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác từ đối tượng chịu thuế suất GTGT 5% sang đối tượng không chịu thuế”- ông Phạm Đình Thi nói.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc bổ sung chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với DN trong lĩnh vực nông nghiệp tại các địa bàn không ưu đãi thuế sẽ ảnh hưởng đến số thu NSNN hàng năm nhưng con số giảm không lớn, chỉ khoảng 300 tỷ đồng; Với chính sách miễn thuế GTGT đối với thức ăn chăn nuôi sẽ làm giảm nguồn thu khoảng 900 đến 1.000 tỷ đồng/năm.

“Tuy nhiên, chính sách này được cho là sẽ gián tiếp thúc đẩy nông nghiệp phát triển và như nhiều đánh giá của các chuyên gia kinh tế cho rằng nếu lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam phát triển thì sẽ tạo ra sức lan tỏa tới toàn bộ nền kinh tế của chúng ta, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP ở mức cao hơn. Như vậy, về mặt dài hạn, các chính sách thuế sẽ không làm giảm ngân sách mà thực chất nó sẽ làm tăng hiệu quả ngân sách và tăng hiệu quả của nền kinh tế”- ông Phạm Đình Thi nhấn mạnh.

Còn theo chia sẻ của đại biểu Quốc hội Phan Văn Quý- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Dương với phóng viên Báo Hải quan, chính sách nới lỏng ưu đãi thuế cho các DN thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ cao được giải ngân trong 5 năm và kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm đã khẳng định quan điểm của Chính phủ về ưu tiên hàng đầu cho lĩnh vực nông nghiệp. Trên thực tế nhiều vùng nông thôn nước ta có điều kiện kinh tế xã hội còn khá khó khăn so với các địa bàn vùng sâu, vùng xa nhưng không thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế nên không thu hút được nhà đầu tư, nhân dân bỏ vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp quy mô lớn tại các vùng này.

“Chính sách này sẽ tạo ra cơ chế kích cầu các DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN trong nước đầu tư vào công nghệ phụ trợ, ngành nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam; Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, phát triển sản xuất lớn; Xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh theo hình thức trang trại, khu nông nghiệp công nghệ cao, tạo công ăn việc làm cho người nông dân…”- ông Phan Văn Quý kỳ vọng.

Tiệm cận hội nhập quốc tế

Theo ghi nhận của ông Nguyễn Quốc Hưng- Công ty CP Dịch vụ và Tư vấn thuế Thuận Phát, những thay đổi trong chính sách thuế mới đã tiệm cận tới minh bạch về thuế, tham gia hội nhập với quốc tế. Đó là chính sách khuyến khích hợp lý DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chuyển thu nhập về Việt Nam như: Cho phép DN Việt Nam đầu tư ở nước ngoài khi chuyển phần thu nhập đã nộp thuế TNDN ở nước ngoài của DN về Việt Nam thì đối với các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế TNDN ở các nước mà DN đầu tư chuyển về có mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế TNDN tính theo Luật thuế TNDN của Việt Nam; đối với các nước có thuế suất bằng hoặc cao hơn thì không thu thuế TNDN.

Hiện nay, cả nước có 890 dự án đầu tư ra nước ngoài đã được cấp phép, thực hiện đầu tư tại 63 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký phía Việt Nam đến nay đạt 19 tỷ USD. Về bản chất đầu tư ra nước ngoài mang lại lợi ích cho bản thân DN nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. DN có cơ hội mở rộng thị trường cho sản phẩm, phân chia rủi ro, vượt qua sự giới hạn và cạnh tranh của thị trường trong nước, có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN, thể hiện sự lớn mạnh của DN cũng như của Việt Nam.

Còn theo Bộ Tài chính, tới thời điểm hiện nay Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 69 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, tại một số thị trường đầu tư tiềm năng, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán hoặc chưa bắt đầu đầu đàm phán ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Do vậy, phần lớn các quốc gia và vùng lãnh thổ cũng như các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam có thuế TNDN lớn hơn 22%. Nếu thực hiện theo tinh thần Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần thì số thuế TNDN nộp cho nhà nước Việt Nam chỉ phải thực hiện đánh trên số phần trăm chênh lệch giữa thuế suất thuế TNDN của Việt Nam so với các nước có mức thuế suất thấp hơn (ví dụ: Singapore 18%, Lào: lĩnh vực xăng dầu 20%...). Vì vậy, dự kiến trong năm 2015 khi thực hiện chính sách này về trước mắt số thu NSNN giảm khoảng 20-30 tỷ đồng/năm nhưng đổi lại khuyến khích các DN và nhà đầu tư trong nước đầu tư vốn ra nước ngoài, mang sản phẩm, thương hiệu của Việt Nam ra thị trường thế giới, thúc đẩy hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO và ký kết các Hiệp định về thuế với các quốc gia.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam:

Chính sách ưu đãi thuế sẽ đến đúng người nộp thuế

Mục tiêu của công tác quản lý thuế đối với bất kỳ cơ quan Thuế nào cũng là đạt được số thu tối ưu (các khoản thu thuế và các khoản thu khác) theo quy định của luật pháp với nguồn lực có hạn, đồng thời củng cố được niềm tin của người nộp thuế vào hệ thống quản lý thuế. Để đạt được điều đó, Tổng cục Thuế xác định phải cải cách toàn diện trong hệ thống thuế bao gồm cả cải cách về cơ chế, cách thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường kỷ luật, kỷ cương của công chức thuế khi thực hiện công vụ.

Cụ thể, các chính sách ưu đãi thuế, cũng như các thủ tục cắt giảm thời gian kê khai, nộp thuế sẽ được cơ quan Thuế các cấp tổ chức tập huấn, giới thiệu qua hệ thống thư điện tử, điện thoại tới người nộp thuế để thực hiện. Đảm bảo chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối tượng thụ hưởng ưu đãi. Tổng cục Thuế yêu cầu CBCC thuế phải nâng cao nhận thức chính trị, đổi mới phương pháp và thái độ làm việc, để có đội ngũ cán bộ có "tâm và tầm" phục vụ tốt hơn cho người nộp thuế. Theo đó, sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ thuế trong thực thi công vụ, tiếp xúc và hỗ trợ người nộp thuế để chấn chỉnh và xử lý kịp thời các cán bộ thuế thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho người nộp thuế. Đồng thời, tập trung rà soát chính sách, quy trình quản lý thuế để sửa đổi, bổ sung những bất hợp lý để tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Cơ quan Thuế cam kết sẽ thực hiện nghiêm quy định người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác mà cơ quan quản lý Nhà nước đã có.

Thu Hằng

Cúp C1
上一篇:Tuổi trẻ Bình Phước trao các công trình nụ cười cho em
下一篇:Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ