Hà Nội triển khai Luật Thủ đô năm 2024: Phát triển Thủ đô bền vững,mùabd kq ita hiện đại Ra mắt chuyên trang và trao giải cuộc thi giải pháp cải cách hành chính Thành phố Hà Nội năm 2024 Thanh Trì (Hà Nội): Rác thải bủa vây vỉa hè đường Phạm Tu gây ô nhiễm môi trường |
Thành phố Hà Nội trong tâm tưởng của nhiều người là thành phố đủ cả 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông. Nhưng không ít người cho rằng phải thêm một mùa nữa với tên gọi “mùa bụi mịn” và hiện đang là cao điểm của mùa thứ 5 này.
Thế nên khi nói Hà Nội “mùa vắng những cơn mưa” cũng chính là cao điểm của mùa bụi mịn. Đáng quan ngại hơn nữa là cái mùa quái ác này không chỉ vài tuần mà thậm chí là vài tháng và nhiều người cho rằng thậm chí là từ tháng 10 năm trước vắt tới tận tháng 3, tháng 4 năm sau.
Bụi mịn gây ra những tác hại không thể xem thường. Ảnh minh họa. |
Một trận gió mùa đông bắc chỉ có thể “cứu” tình trạng ô nhiễm bụi mịn trong vài ngày. Khi không khí lạnh yếu đi, cái thứ bụi mịn lại quay lại với phố phường Hà Nội. Hay nói khác đi bản đồ cảnh báo ô nhiễm của Hà Nội mà người ta có thể xem ngay được trên điện thoại di động, chỉ “xanh” được ít ngày còn lại cứ lúc nào mở bản đồ này ra xem là đỏ lòe đỏ loẹt.
Cảnh báo về sự gia tăng của bụi mịn cùng những hệ quả nguy hiểm về lâu về dài đã xuất hiện từ hàng chục năm nay và chưa thấy có sự cải thiện đáng kể về giảm tỷ lệ bụi mịn trong không khí. Nhưng dường như ít có ai quan tâm đến những cảnh báo này trong khi vẫn hàng ngày lao ra đường phố để mưu sinh, để đến nơi làm. Bản tin thời tiết hàng ngày vẫn quanh đi quẩn lại những thông số nhiệt độ, độ ẩm, nắng, mưa mà hầu như không có thông tin cảnh báo về độ ô nhiễm của bụi mịn trong không khí, vốn rất cần, mà có khi còn cần gấp nhiều lần các thông số về nhiệt độ, nắng hay mưa.
Chính quyền thành phố, nói công bằng đã có nhiều nỗ lực để giải bài toán ô nhiễm không khí, nhất là ô nhiễm do bụi mịn gây ra. Như tình trạng khói bụi do đốt rơm rạ, do bếp than tổ ong đã cơ bản được giải quyết, đặc biệt là bếp than tổ ong. Nhưng có vẻ như so với tốc độ đô thị hóa, tốc độ xây dựng, tốc độ phát triển phương tiện giao thông cá nhân, các nỗ lực đó chưa đem lại nhiều hiệu quả trong việc cải thiện bầu không khí mà hàng triệu công dân thủ đô, trong số này có không ít người đến từ các địa phương khác để mưu sinh, học tập, công tác đang hàng ngày, hàng giờ hít thở.
Một số chuyên gia đưa ra hình ảnh đáng giật mình về tác hại của ô nhiễm bụi mịn rằng, tuổi thọ bình quân của người Hà Nội hiện nay khoảng 79 tuổi, nếu không vì ô nhiễm bụi mịn, tuổi thọ lý ra đã là 81,49 tuổi.
Nhiều giải pháp từ tầm vĩ mô như phát triển mảng cây xanh đến những giải pháp nhỏ như huy động xe rửa đường có vẻ như đang chựng lại trong khi lượng bụi mịn trong không khí của Hà Nội tiếp tục vượt ngưỡng nhiều lần.
Hà Nội hiện được xem như có tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng của nước ta theo kết quả dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), xếp thứ 8 về mức độ ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Trung bình mỗi năm, người Hà Nội hít thở một lượng bụi mịn cao gấp 9 lần mức khuyến cáo an toàn cho sức khỏe của WHO.
Những kết quả quan trắc khác ở các thời điểm khác nhau cũng cho thấy bức tranh quan ngại tương tự. Chẳng hạn AirVisual ghi nhận vào 8 giờ 30 phút sáng 13/10/2024, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí thứ 3 thế giới với chỉ số AQI lên đến mức 198. Tháng 10/2024 cũng ghi nhận mức ô nhiễm không khí của Hà Nội cao một cách hiếm có, thậm chí một số ngày xếp thứ hai thế giới. Tháng 10 cũng là tháng thứ tư năm 2024, Hà Nội đã ghi nhận đợt ô nhiễm không khí nặng sau ba đợt trong các tháng đầu năm.
Một trong những nguyên nhân khiến cho ô nhiễm không khí nói chung và ô nhiễm bụi mịn nói riêng của Hà Nội chưa có mấy cải thiện được nhiều người bình luận là có vẻ như Hà Nội vẫn đang loay hoay tìm nguồn gây bụi hay có người gọi tìm “kẻ chủ mưu”. Có thể đến là hàng triệu chiếc xe máy hoặc ô tô đang hàng ngày không chỉ lăn bánh mà đang hàng ngày, hàng giờ thực sự chen lấn nhau, tranh giành nhau từng xăng ti mét đường kể cả vỉa hè. Có thể là hàng triệu công trình xây dựng rồi chung cư đang hối hả hoàn thiện để kịp đón tết nguyên đán. Rồi có người lại cho rằng bụi đến từ đào đường, lát vỉa hè, thảm nhựa mặt đường. Hoặc các cơ sở sản xuất cũng có thể là nguồn gây ra ô nhiễm.
Câu chuyện giải quyết được ô nhiễm từ bếp than tổ ong là một gợi ý cho thấy chính quyền thành phố trước mắt cần xác định cho được nguồn gây ô nhiễm chính để tập trung giải quyết kể cả bằng biện pháp hành chính lẫn dành ra kinh phí để giải quyết các vấn đề “hậu sự” phát sinh cho dù cần đến nguồn ngân sách lớn. Vì đó không chỉ là cho trước mắt mà còn cả lâu dài, đặc biệt là nếu như Hà Nội muốn được nhìn trong mắt mọi người luôn là thành phố thực sự đáng sống.
Rồi cần tính toán liệu xem thành phố có cần lên một chiến lược hẳn hoi chỉ để chống bụi mịn với các giải pháp từ nhỏ đến lớn cả hành chính lẫn ứng dụng công nghệ, ứng dụng số, có được sự đồng thuận nhất định (mà không mong đợi một tỷ lệ cao) từ phía người dân.