Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong. Ảnh: AFP |
Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Mỹ giải quyết các quan ngại cốt lõi của hai bên trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,ấnanlongạiTrungQuốctuyênbốnỗlựcđạtthỏathuậnvớiMỹtỷ số giải quốc gia đức đồng thời nỗ lực đạt thỏa thuận giai đoạn 1, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết. “Điều này phù hợp với lợi ích của hai bên và thế giới”, ông Phong nói thêm.
Các nhà phân tích cảnh báo thương chiến Mỹ - Trung kéo dài càng làm tăng rủi ro đối với kinh tếtoàn cầu. Thực tế, thương chiến đang hủy hoại các chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động xấu tới niềm tin đầu tưkinh doanh.
Các chuyên gia thương mại và giới thân cận với Nhà Trắng cho biết việc hoàn tất thỏa thuận giai đoạn 1 có thể sẽ chuyển sang năm sau vì Bắc Kinh đang ép Mỹ gỡ bỏ thuế quan trên diện rộng trong khi chính quyền Mỹ phản đối trước những đòi hỏi được cho là quá cao của Trung Quốc.
Thị trường vốn toàn cầu hôm nay lao dốc do lo ngại thỏa thuận giai đoạn 1 bị hoãn. Thương chiến Mỹ - Trung đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm xuống đáy trong 3 tuần qua. Đồng nhân dân tệ cũng suy yếu so với đồng bạc xanh.
Các quan chức Bắc Kinh trước đó đề xuất Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thỏa thuận thương mại vào đầu tháng 12.
Thời điểm này, tâm điểm chú ý trên thị trường đang đổ dồn về việc Mỹ có áp thuế quan lên 156 tỷ USD hàng Trung Quốc như dự kiến vào ngày 15/12 không, bởi gói thuế này đưa 1 loạt mặt hàng giáng sinh như sản phẩm điện tử và đồ trang trí vào diện chịu thuế.
Trong phát biểu tối ngày 20/11 tại Bắc Kinh, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cho biết ông “lạc quan thận trọng” về thỏa thuận giai đoạn 1 với Mỹ, Bloomberg dẫn nguồn tin tham dự sự kiện cho biết.
Phó Thủ tướng Lưu Hạc, trưởng đoàn đàm phán thương mại với Mỹ, trao đổi với một trong các đại biểu tham dự sự kiện rằng ông vẫn “bối rối” trước các yêu cầu của Mỹ, nhưng tin tưởng thỏa thuận giai đoạn 1 sẽ được hoàn thành, theo Bloomberg.
Trả lời câu hỏi về những tồn đọng liên quan đến việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc mua lượng lớn nông sản và gỡ bỏ thuế quan, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết ông không thể cho biết gì thêm ngoài việc hai bên sẽ tiếp tục đàm phán và “những lời đồn bên ngoài là không chính xác”.
Theo cựu Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Ngụy Kiến Quốc, hai bên nên quay lại vạch xuất phát khi chưa bắt đầu thương chiến.
“Chúng ta nên nhìn lại vấn đề cốt lõi và bãi bỏ tất cả thuế quan”, ông Ngụy Kiến Quốc nói thêm.
Cựu thứ trưởng cũng đặt nhiều hy vọng vào thỏa thuận giai đoạn 1 nhằm giảm bớt áp lực mà hai siêu cường kinh tế phải đối mặt do thương chiến.
Bản thân ông Trump giờ cũng nhận thức rõ những gì cần cho cuộc bầu cử Mỹ sắp tới và kinh tế Mỹ đã chịu nhiều tổn thất (do thương chiến). “Trong hoàn cảnh này, việc hai bên đạt thỏa thuận là hoàn toàn có thể”, ông Ngụy Kiến Quốc nói thêm.
Bất đồng mới giữa Washington và Bắc Kinh là việc Hạ viện Mỹ vừa thông qua dự thảo đạo luật ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong. Bất đồng này có thể đe dọa tới quá trình đàm phán thương mại Mỹ - Trung và trì hoãn thỏa thuận giai đoạn 1 mà các nhà đầu tư rất trông đợi.
Hạ viện Mỹ hôm qua thông qua dự thảo đạo luật (nhân quyền và dân chủ) nhằm ủng hộ người biểu tình tại Hong Kong và phát đi lời cảnh báo tới Trung Quốc về vấn đề nhân quyền với hy vọng Tổng thống Trump sẽ ký ban hành đạo luật.
Phản ứng sau động thái của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết tại cuộc họp báo hôm nay: “Chúng tôi yêu cầu Mỹ ngừng hành động trên trước khi quá muộn và có biện pháp ngăn dự thảo đạo luật trên trở thành văn bản pháp luật, đồng thời ngừng can thiệp công việc nội bộ của Hong Kong và Trung Quốc”.
“Nếu cứ tiếp tục con đường sai trái trên, Trung Quốc sẽ có biện pháp trả đũa”, ông Cảnh nhấn mạnh.
Làn sóng biểu tình phức tạp cùng bạo lực leo thang tại Hong Kong nhiều tháng qua khiến không ít lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ mạnh tay với các biện pháp ngăn chặn bất ổn tại Hong Kong.
Tổng thống Trump sẽ có 10 ngày kể cả chủ nhật để xem xét ký ban hành hoặc dùng quyền phủ quyết đạo luật về Hong Kong mà Quốc hội Mỹ đã thông qua.