Mới đây,ìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtTrungQuốclénthảphaotiêuđánhdấuởBiểnĐôkết quả bóng đá đức bundesliga hải quân Philippines đã phát hiện ra một tấm biển lớn bằng thép có chữ Trung Quốc và hàng trăm chiếc phao vàng dùng để đánh dấu trong vùng biển gần bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa của Biển ĐôngViệt Nam. Báo VnExpressdẫn lời một thủy thủ cho hay hồi cuối tháng 5, ông đang ở trên tàu hải quân Philippines thì phát hiện ra các phao cao su và tấm biển bằng thép nổi ở bãi Cỏ Rong. Những chiếc phao trải dài "hút theo tầm mắt". Không có bằng chứng nào cho thấy tàu Trung Quốc đã đặt những vật thể này tại đây. Hải quân Philippines từng tìm thấy nhiều tấm biển đánh dấu có chữ Trung Quốc quanh bãi Cỏ Rong thuộc Biển Đông Việt Nam. Ảnh amazingnewsTuy nhiên, khi hải quân Philippines định gỡ bỏ các phao thì một tàu tuần tra của hải quân Trung Quốc đột ngột xuất hiện, buộc tàu Philippines phải rút lui. Hai quan chức cấp cao giấu tên của hải quân Philippines xác nhận thông tin trên. Một người cho biết những chiếc phao vẫn nằm ở đó khi họ kiểm tra bãi Cỏ Rong vào giữa tháng 6, nhưng tấm biển đánh dấu thì đã bị gỡ. Quân đội Philippines cho biết đây là lần đầu tiên trong vài năm qua những vật thể đánh dấu như trên được tìm thấy ở bãi Cỏ Rong. Khi được hỏi về phát hiện trên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ "không hiểu đó là gì" nhưng lặp lại luận điệu về chủ quyền của nước này đối với quần đảo Trường Sa. Đồng thời, Bộ Quốc phòng Trung Quốc không hồi đáp trước yêu cầu trả lời về thông tin trên. Trong khi đó, Đại tá Edgard Arevalo, phát ngôn viên hải quân Philippines ở Manila, cũng nói rằng ông chưa thấy báo cáo nào về vấn đề này. Trước đó, hải quân Philippines từng tìm thấy những vật đánh dấu có ký tự tiếng Trung quanh các bãi cạn ở những khu vực khác trên Biển Đông. Cụ thể, năm 2011, một tấm biển bằng thép có kích cỡ tương đương một container chở hàng được phát hiện ở bãi Sa Bin của quần đảo Trường Sa, trong khi các tấm biển bằng bêtông cũng được tìm thấy ở khu vực này hồi tháng 7 năm ngoái. Được biết, Bãi Cỏ Rong là một bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Biển Đông Việt Nam, tuy nhiên các bên khác như Trung Quốc và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Tàu hải cảnh Trung Quốc đe dọa, chèn ép tàu Philippines có ý định gỡ số phao tiêu tìm thấy trên Biển Đông. Ảnh minh họaTrong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, theo một số học giả pháp lý quốc tế và Biển Đông, Trung Quốc dù ngoài mặt vẫn luôn miệng phản đối, tỏ vẻ phớt lờ vụ kiện của Philippines, cũng như bác bỏ thẩm quyền xét xử của Tòa án trọng tài thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA) ở La Haye (Hà Lan). Tuy nhiên, thực chất Bắc Kinh vẫn đang “tham gia” một cách có hiệu quả vào vụ kiện với những động thái “vận động hành lang” tuy âm thầm mà quyết liệt, báoDân Việtđưa tin. Hãng tin Reuters dẫn lời các nguồn tin thân cận cho biết các nhà ngoại giao và chuyên gia pháp lý của Trung Quốc vẫn theo sát diễn biết vụ kiện và có những hành động không chính thức để xử lý tình hình. Một số công việc như vậy đã được đại sứ quán Trung Quốc tại La Haye thực hiện, và các nhân viên đại sứ quán cũng đã thiết lập một đường dây liên lạc chính thức với tòa án, các nguồn tin này cho biết. Sau khi xem xét các tuyên bố và quy định của Tòa Trọng tài Thường trực, hãng tin Reuters xác nhận Trung Quốc có thể liên lạc với tòa án thông qua đại sứ ở La Haye, và tòa án này cũng thường xuyên cung cấp cho phía Trung Quốc những diễn biến của quá trình xét xử và những cơ hội để nộp tờ trình. Học giả Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói: “Có vẻ như hội đồng xét xử đang dần ngả về hướng xem xét các lợi ích của Trung Quốc và nhiều khả năng sẽ ra một phán quyết ngang ngửa cho cả Philippines và Trung Quốc”. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng những hành động “đi đêm” của Trung Quốc sẽ không khiến các thẩm phán ủng hộ hoàn toàn Bắc Kinh. Một học giả pháp lý chia sẻ: “Họ sẽ công bằng hết mức có thể. Có vẻ như họ biết rằng Trung Quốc sẽ soi mói từng chữ trong bản phán quyết cuối cùng”. Nhiều nguồn tin cho rằng Trung Quốc đang âm thầm ‘vận động hành lang’cho vụ kiện Biển Đông của Philippines. Ảnh minh họaSở dĩ Philippines lựa chọn Tòa Trọng tài Thường trực để nộp đơn kiện theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) là vì tòa án này được quyền xét xử các vụ kiện trong trường hợp bên bị kiện phản đối và từ chối theo kiện. Bình luận về vấn đề này, chuyên gia Storey cảnh báo phiên tranh tụng tới đây có thể khiến việc ra phán quyết cuối cùng bị trì hoãn từ 6-12 tháng, thậm chí là sau khi Tổng thống Philippines đương nhiệm Benigno Aquino hết nhiệm kỳ vào tháng 6 năm sau. Đồng thời, rất có thể ngay cả khi phán quyết cuối cùng được đưa ra, Trung Quốc cũng sẽ bác bỏ bất cứ quyết định nào có lợi cho Philippines. Trong khi đó, Zha Daojiong, một chuyên gia chính trị học tại Đại học Bắc Kinh cho rằng chiến lược không theo kiện và sau đó là bác bỏ bất cứ phán quyết nào đã được Trung Quốc đưa ra từ trước. “Không có sự tham gia của Trung Quốc, bất cứ phán quyết nào cũng chỉ là một ý kiến”, ông Zha bình luận về vụ kiện Biển Đông. Minh Thùy (T/h) Philippines ‘tấn công’ Trung Quốc trên nhiều mặt trận vì Biển Đông |