【trận đấu ngoại hạng scotland】Để khởi nghiệp thành công
Thiếu nhiều thứ
Công ty CP Đầu tư và May mặc Thiên Bằng là DN quy mô nhỏ có trụ sở tại Hà Nội. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan,Đểkhởinghiệpthànhcôtrận đấu ngoại hạng scotland ông Vương Công Văn, Chủ tịch HĐQT cho biết: Phần lớn DN khởi nghiệp ở Việt Nam trong tình trạng thiếu thốn nhiều thứ, điển hình là thiếu vốn, thiếu nhân lực, kinh nghiệm, cách quản trị DN... Do vậy, khi phải đối mặt với khó khăn, khả năng ứng phó của DN không cao, dẫn tới dễ chán nản, thất bại, quay về con đường làm thuê.
“Nhiều chủ DN là những người không được đào tạo một cách bài bản về kinh tế, đi từ những ngành nghề khác sang kinh doanh hoặc có xuất phát điểm từ nhân viên làm thuê rồi tiến tới chủ động lập DN riêng. Do vậy, những kiến thức về quản lý, pháp lý còn khá khiêm tốn. Xét từ trường hợp cụ thể của Công ty Thiên Bằng, mỗi khi bị các cơ quan chức năng như lực lượng Quản lý thị trường, Công an Kinh tế vào kiểm tra, DN khá hoang mang. Do đó, điều DN mong muốn là cơ quan chức năng phải xem xét kỹ tình huống, khi DN có sai sót thì trước tiên là nhắc nhở, hướng dẫn khắc phục sai lỗi chứ không phải chỉ đè ra phạt, tạo tâm lý chán nản. DN cũng rất muốn có một đường dây điện thoại mang tính “hot line” của cơ quan quản lý Nhà nước để hỗ trợ DN, nhất là ở bước đầu khởi nghiệp để khi gặp bất kỳ khó khăn gì, DN cũng biết phải kêu ở đâu, làm như thế nào”, ông Văn nhấn mạnh.
Nằm trong “top” 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2016, ông Nguyễn Văn Hùng, Tổng giám đốc Công ty CP Giải pháp công nghệ CNC chia sẻ: Khó khăn điển hình mà DN phải đối mặt chính là nguồn vốn. Điều này khiến DN không thể cạnh tranh khi đầu tư vào những khu công nghiệp lớn. Trong khi đó, nếu chỉ đầu tư nhỏ lẻ, DN lại không thể nhận hỗ trợ về thuế. “DN rất muốn có thể tiếp cận được những gói vốn vay thông qua hình thức tín chấp, được ưu đãi về lãi suất để đảm bảo sự hỗ trợ thực chất, tạo thuận lợi trong kinh doanh”, ông Hùng nhấn mạnh.
Trả lời cho câu hỏi làm thế nào để giúp các DN khởi nghiệp thành công, ngoài câu chuyện về vốn, ông Hoàng Công Đoàn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Sông Thao kiến nghị Chính phủ cần tạo sân chơi công bằng, bình đẳng giữa các thành phần DN, đồng thời hỗ trợ DN khởi nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận khoa học công nghệ để áp dụng vào sản xuất, kinh doanh.
Tạo môi trường thông thoáng nhất
Xung quanh câu chuyện khởi nghiệp của DN, ông Phạm Đình Vũ, Phó Chánh văn phòng, Phòng Công tác Hiệp hội DN Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ để tạo hệ sinh thái tốt cho hoạt động khởi nghiệp. Điều quan trọng là chính sách phải cụ thể về nhiều vấn đề như hỗ trợ về thuế như thế nào, bảo hộ ý tưởng, bảo hộ sở hữu trí tuệ,… ra sao. Thậm chí, đối với những DN có ý tưởng sáng tạo, khả thi, đặc biệt liên quan tới hoạt động công nghệ cao, Chính phủ có thể đưa ra chính sách ưu đãi về thuế liên tiếp trong 3 năm đầu thành lập.
Nhằm nâng cao chất lượng DN thành lập mới, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI lại đề nghị Chính phủ có Chương trình Quốc gia về khởi nghiệp. Trong đó, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cũng như chia sẻ rủi ro cho các DN và dự án kinh doanh được thành lập trên cơ sở đổi mới sáng tạo. Mô hình các vườn ươm DN, quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần… nên được nghiên cứu triển khai rộng khắp để hỗ trợ cho phong trào khởi nghiệp, đặc biệt là trong lớp trẻ.
Trên thực tế, ngay tại cuộc gặp gỡ với 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2016 diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã khẳng định: Chính phủ sẽ tạo môi trường kinh doanh thông thoáng nhất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo nguyên tắc thị trường và không phân biệt đối xử. Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật, chỉ hỗ trợ cho đối tượng DN xứng đáng.
Cũng theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, ngoài 3 Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, gần đây Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 với nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển DN tư nhân. Thời gian tới, Chính phủ cũng chuẩn bị trình Quốc hội Luật Hỗ trợ DN vừa và nhỏ.
Đối với riêng vấn để khởi nghiệp, theo Phó Thủ tướng, sắp tới, Chính phủ sẽ có cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo ra hệ sinh thái về khởi nghiệp như vườn ươm DN với mục tiêu có thể đạt được 1 triệu DN vào năm 2020. Tuy nhiên, ngoài sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, theo Phó Thủ tướng, để có thể thành công, các DN cũng phải có khát vọng, có chí lớn, không ngừng đổi mới sáng tạo.
(责任编辑:Thể thao)
- ·NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
- ·Thu hút đầu tư có chọn lọc, hiệu quả cao
- ·Gạch clinker: Lối ra cho vật liệu bền vững vùng biển
- ·Phản bội Ðảng, họ đã phản bội chính mình!
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·Toàn An Khánh
- ·Thành lập 189 đội tự vệ, đội công nhân xung kích
- ·Phản bội Ðảng, họ đã phản bội chính mình!
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Sắt mỹ thuật Hải Vân chinh phục thị trường xuất khẩu
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·Đa dạng hóa phương thức đoàn kết, tập hợp thanh niên
- ·Khỏe để dạy và học tốt hơn
- ·Xã An Thái: Tặng quà cho hội viên phụ nữ nghèo
- ·Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
- ·Knauf ra mắt sản phẩm tấm thạch cao mới
- ·Hớn Quản vào xuân
- ·Tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho công nhân lao động: Bảo vệ quyền lợi người lao động
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Đẩy mạnh triển khai dự án nông nghiệp