搜索

【soi kèo bóng】Hiến kế chống hạn, mặn cho vùng ĐBSCL

发表于 2025-01-13 10:38:47 来源:88Point

ĐBSCL là vùng lúa trọng điểm của cả nước nhưng đang bị hạn hán,ếnkếchốnghạnmặnchovngĐsoi kèo bóng xâm nhập mặn tấn công, đe dọa nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và tình hình sản xuất của hàng triệu người dân nơi đây. Giải pháp nào để việc sản xuất của vùng đạt hiệu quả trước biến đổi khí hậu như hiện nay là chủ đề chính được nhiều đại biểu tập trung trao đổi và có những hiến kế hay tại diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp vừa được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia - Bộ NN&PTNT tổ chức tại Hậu Giang.

Nhân rộng mô hình giảm lượng giống lúa trong gieo sạ là một trong những giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay. Trong ảnh: Cán bộ ngành khuyến nông các tỉnh vùng ĐBSCL tham quan mô hình sản xuất lúa “3 giảm 3 tăng” tại phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ (chiều ngày 18-2-2016).

Theo Cục Trồng trọt, sản xuất lúa gạo tại các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2016 này sẽ đối mặt với nhiều khó khăn bởi tình hình hạn hán và xâm nhập mặn do chịu ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino có cường độ mạnh và kéo dài nhất trong 60 năm qua. Dự báo, sẽ có khoảng 350.000ha lúa của vùng ĐBSCL trong năm 2016 và hàng trăm héc-ta vườn cây ăn trái ở nhiều địa phương sẽ chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, diện tích này không dừng lại ở đây mà còn có thể gia tăng hơn khi hệ thống thủy lợi ven các sông lớn chưa chắc chắn, hệ thống thủy lợi nội đồng chưa khép kín, các công trình điều tiết nước ngọt, mặn chưa hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, cơ cấu mùa vụ và giống lúa không phù hợp cũng làm ảnh hưởng tiêu cực của xâm nhập mặn tăng cao hơn. Nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay một phần là do sản xuất nông nghiệp gây phát thải khí nhà kính, chính vì vậy, đã đến lúc cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng nhằm từng bước trả lại môi trường tự nhiên như xưa. Trên thực tế, nhiều địa phương đã và đang triển khai những mô hình sản xuất tiên tiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, thông tin: Để ứng phó với biến đổi khí hậu, giải pháp căn cơ trước mắt là tỉnh đang thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được các nhà khoa học khuyến cáo. Cụ thể, từ năm 2014, UBND tỉnh đã thông qua đề án và bắt đầu đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh (Đề án 1.000). Riêng sản xuất lúa, đã hình thành nhiều mô hình sản xuất theo hướng giảm phát thải khí nhà kính, như: mô hình “3 giảm 3 tăng”, SRI (sản xuất lúa theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu), “1 phải 5 giảm”, trồng hoa sinh thái,… 

Mặc dù ngành chức năng các địa phương đã có sự chủ động trong việc giúp nông dân sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, tuy nhiên, trước thực trạng hạn và xâm nhập mặn diễn ra gay gắt như hiện nay, nhiều bà con cũng tỏ ra lo lắng. Ông Nguyễn Văn Khiêm, nông dân ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, người đại diện cho nhiều bà con nông dân khác tham gia tại diễn đàn, bộc bạch: “Ở khu vực cánh đồng lúa nhà tôi, từ trước đến nay chưa hề bị nhiễm mặn, nhưng năm nay được ngành chức năng địa phương dự báo sẽ chịu ảnh hưởng của tình hình xâm nhập mặn nên tôi và bà con rất lo không biết sản xuất như thế nào để tránh thiệt hại, nhất là vào thời điểm nào xuống giống cho phù hợp”.

Với sự lo lắng của người dân, các nhà khoa học và ngành chức năng đã trao đổi và đề xuất một số biện pháp nhằm thích ứng và giảm thiểu thiệt hại trước biến đổi khí hậu. Giải pháp đầu tiên được đưa ra là cần thay đổi cơ cấu mùa vụ để phù hợp hơn với tình hình, giảm tối đa ảnh hưởng tiêu cực của khô hạn, xâm nhập mặn. Về vấn đề này, ông Lê Thanh Tùng, Phó trưởng Phòng Cây lương thực, Cây thực phẩm - Cục Trồng trọt, đề xuất: Ngành nông nghiệp các địa phương cần tập trung chỉ đạo bố trí lịch thời vụ sản xuất và thời gian xuống giống của các vụ lúa năm 2016 hợp lý, né tránh hạn, mặn, việc xuống giống tập trung, nhanh và gọn.

Cụ thể, vụ lúa Hè thu 2016 tập trung xuống giống vào tháng 4 và tháng 5 để phù hợp với chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và sắp xếp thời vụ sản xuất lúa ở ĐBSCL. Khuyến cáo nông dân ở những địa phương bị ảnh hưởng hạn và mặn nặng không xuống giống lúa Thu đông 2016 vì không đảm bảo lượng nước phục vụ cho sản xuất, tiềm ẩn nhiều rủi ro, chưa kể vụ lúa này thường là cầu nối dịch hại cho vụ lúa chính Đông xuân. Đặc biệt lưu ý đối với những vùng không chủ động về nguồn nước, kiên quyết không gieo sạ khi chưa bắt đầu mùa mưa nhằm tránh thiệt hại không đáng có.

Song song với giải pháp thay đổi lịch thời vụ, giải pháp tiết giảm lượng giống lúa gieo sạ và phân, thuốc hóa học bằng việc áp dụng các mô hình sản xuất lúa tiên tiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính đã được nhiều đại biểu tập trung trao đổi tại diễn đàn. Bởi qua đánh giá của Bộ NN&PTNT, mặc dù ĐBSCL là vùng lúa trọng điểm của cả nước, nhưng thời gian qua sản xuất lúa, gạo của vùng vẫn còn nhiều hạn chế, giá thành sản xuất cao, đặc biệt lượng hạt giống gieo sạ rất cao, có nơi sử dụng tới 200kg hạt giống lúa/ha. Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, tính toán: Nếu toàn vùng giảm lượng giống gieo sạ trung bình còn 80kg/ha, thì đến năm 2020 sẽ tiết kiệm được khoảng 300.000 tấn lúa giống mỗi năm, tương đương với 4.500 tỉ đồng. Đây là yếu tố quan trọng giảm đầu vào sản xuất lúa gạo. Để làm được vấn đề này, đòi hỏi ngành nông nghiệp các địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của bà con trong việc giảm hạt lúa gieo sạ, từ đó giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hạt gạo vùng ĐBSCL, góp phần tái cơ cấu ngành lúa, gạo ở nước ta. Tuy nhiên, điều mà Bộ NN&PTNT cũng như ngành nông nghiệp các địa phương băn khoăn nhất là người dân vẫn còn lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu nhiều; liên kết còn hạn chế, sử dụng giống tràn lan, khó kiểm soát.

Để từng bước giải quyết vấn đề băn khoăn trên, tại diễn đàn, thay mặt Bộ NN&PTNT, Thứ trưởng Doanh đã chính thức phát động và tổ chức việc ký kết giao ước thi đua giữa các Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư các tỉnh vùng ĐBSCL nhằm hưởng ứng chương trình giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ (giai đoạn 2016-2020) do Bộ NN&PTNT chủ trì. Đây thực sự là một giải pháp căn cơ và hiệu quả nhằm giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.

Trước tình trạng xâm nhập mặn như hiện nay, Cục Trồng trọt khuyến cáo, ngoài việc ưu tiên cho sản xuất giống lúa phù hợp với cơ cấu mùa vụ, thị trường thì cần chú ý tới phù hợp với diễn biến tình hình xâm nhập mặn, nhất là ở 8 tỉnh ven biển ĐBSCL như: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Hậu Giang. Theo đó, những vùng khó khăn về nước tưới, chịu ảnh hưởng phèn, mặn thì sử dụng một số giống: OM 5464, AS 996, OM 2517, OM 5451, OM 6677, OM 6976; vùng ven biển Nam bộ: IR 50404, OM 576, OM 5476, OM 4900, OMCS 2000, Jasmine 85, RVT, VD 20, ST5; vùng bán đảo Cà Mau: OM 4900, OM 2517, GKG 1, OM 7347, RVT, OM 5954,…

 

TUẤN PHÁT ghi nhận

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【soi kèo bóng】Hiến kế chống hạn, mặn cho vùng ĐBSCL,88Point   sitemap

回顶部