Thiếu,ộtrưởngYtếSắpkhánhthànhmộtloạtcơsởytếhiệnđạbxh india i league yếu, chưa đồng bộ
ĐB Tống Thanh Bình (Lai Châu) cho hay: Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân những năm qua tuy đã đạt được một số kết quả quan trọng, song còn những bất cập, hạn chế nhất định trong chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế nhiều nơi vẫn còn rất thiếu và chưa đồng bộ. Một số cán bộ có chuyên môn sâu, nhất là cán bộ địa phương rất thiếu.
Tình trạng y bác sỹ khu vực công bỏ công tác, thôi việc với lý do lo ngại trình độ tay nghề bị mai một, do chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ không đảm bảo cuộc sống sinh hoạt,... ngày càng tăng. Việc tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh thông qua bảo hiểm y tế còn hạn chế do đồng bào thiếu thông tin về chính sách bảo hiểm y tế. Nguồn tiền bảo hiểm y tế có thời điểm thừa ở vùng miền núi và chuyển chi trả cho các cơ sở khám chữa bệnh khu vực đô thị.
ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cũng chỉ ra những bất cấp: “Qua báo cáo của Chính phủ, ở trang 6 có nhận xét là cơ bản đã khống chế được dịch bệnh, y tế trong những năm vừa qua đã có tiến bộ đáng ghi nhận. Cuộc bỏ phiếu hôm qua cho Bộ trưởng đã thể hiện điều đó. Nhưng câu "cơ bản khống chế được dịch bệnh" đáng bàn về sự lặp lại, mức độ, quy mô của dịch bệnh vẫn hoành hành ở Việt Nam chúng ta. Tôi có thể khẳng định gần như lúc nào cũng có dịch và có những khi rộ lên nữa. Rất đau buồn phải nói trong năm vừa qua có tới 63.000 các cháu nhiễm dịch chân, tay, miệng, dịch sốt xuất huyết. Dịch sởi có một thời kỳ khống chế được rồi nhưng thỉnh thoảng vẫn bùng phát trở lại. Đây là những vấn đề mà nếu có dịp tôi sẽ quay trở lại”.
Cũng theo ĐB Trí, các vấn đề đầu tư cho y học dự phòng hoặc chỉ số bảo hiểm y tế, tỷ lệ khá cao nhưng không thực chất và mệnh giá vẫn thấp, như tỷ lệ bao phủ đạt 86,9% nhưng trong đó diện ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ đã là 62%, như vậy chỉ còn 24,9% trong đó cán bộ công chức, học sinh, công nhân là bắt buộc…đều đáng bàn.
Giải pháp "kiềng ba chân"
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Ngành Y tế cũng từng bước giảm tải bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương, ứng dụng rất nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, mang tầm quốc tế. Một số bệnh viện tuyến tỉnh đã có thể thực hiện những kỹ thuật cao như thụ tinh nhân tạo, thậm chí là ghép tạng.
Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều tiêu chí chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế, phân hạng bệnh viện sau chấm điểm, công khai minh bạch trên cơ quan truyền thông. Đồng thời tích cực xây dựng nhiều bệnh viện mới đặc biệt là tuyến huyện, tỉnh, trung ương.
Bà cho biết đề án xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp và đổi mới thái độ của cán bộ nhân viên y tế đã triển khai trong toàn ngành. Bệnh viện hiện có chỗ chờ, có đường dây nóng, nơi tiếp dân, số chờ…
“Chúng tôi cũng thúc đẩy phong trào nhà vệ sinh trong bệnh viện. Nếu bệnh viện nào mà nhà vệ sinh bẩn thì giám đốc ở bẩn. Nếu khoa nào nhà vệ sinh bẩn, không có xà bông rửa tay thì đồng chí trưởng khoa ở bẩn”, Bộ trưởng nói.
Bà Tiến cũng chia sẻ: Thời gian qua đã xử lý 10.000 cán bộ ngành y tế từ cấp xã đến trung ương thông qua đường dây nóng. Các hình thức kỷ luật có thể là cảnh cáo, nghỉ việc, chuyển việc. Ngành Y tế cũng lắp camera tại nơi khám chữa bệnh, những nơi có thể phát sinh tiêu cực.
Về đề án đổi mới tài chính sẽ tiến tới tính đúng, tính đủ, tính cả lương, tăng cường xã hội hóa, khuyến khích phát triển bệnh viện, để thu hút vốn cho bệnh viện, giảm quá tải cho bệnh viện, Bộ Y tế cũng triển khai đề án đưa bác sĩ trẻ, được đào tạo chuyên khoa I, tốt nghiệp loại giỏi đưa về các huyện nghèo. Các huyện nghèo được hoan nghênh. Các bác sĩ đối với nam công tác 3 năm, nữ là 2 năm, giúp giải quyết nhiều khó khăn tại các huyện nghèo.
Để giải quyết, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra nhóm giải pháp “kiềng 3 chân”.
Đầu tiên, xây dựng tuyến y tế cơ sở, chăm sóc người khi còn khỏe mạnh, từ nâng cao sức khỏe, tăng cường y tế dự phòng, kiểm tra sức khỏe khi mới bị bệnh, gắn với y học gia đình, gắn y tế xã phường.
Bộ Y tế đang xây dựng 26 mô hình điểm phòng khám bác sĩ gia đình, giống mô hình ở các nước đang phát triển. Một cách toàn diện về cơ sở vật chất, hoạt động, cơ chế tài chính và nguồn nhân lực.
“Với những nước có thu nhập từ 15.000-17.000 USD thì họ mất 10 năm xây dựng tương đối mô hình này. Chúng ta chỉ mức thu nhập gần 3.000 USD, phấn đấu trong 5 năm tới sẽ xây dựng mô hình cơ bản, 20 năm sẽ nhân rộng ra toàn quốc. Để khi chúng ta ốm đau mệt mỏi, bệnh tật cần khám sức khỏe sàng lọc thì đến phòng khám gia đình đó”, bà Tiến nói.
“Kiềng thứ hai”, Bộ trưởng Y tế cho rằng khi bị bệnh phải vào bệnh viện, phải được chăm sóc chu đáo, toàn diện, giảm thời gian điều trị, giảm lây chéo, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giảm người ra nước ngoài, giảm thời gian khám chữa bệnh.
“Sắp tới sẽ khánh thành một loạt cơ sở y tế hiện đại, theo thiết kế nước ngoài, với đội ngũ cán bộ y tế cao cấp, thậm chí mời cả chuyên gia nước ngoài. Để cán bộ, người Việt khi bị bệnh không phải ra nước ngoài khám chữa bệnh. Thậm chí người nước ngoài ở Việt Nam cũng có thể khám chữa. Tôi nghĩ trong tầm tay của nền y tế Việt Nam hiện nay”, bà Tiến nói.
Tuy nhiên, để làm được như vậy, ngành Y tế cần một cơ chế đột phá, cơ chế tự chủ về tài chính, kết hợp xã hội hóa, cải cách bảo hiểm y tế tự chủ. Điều này ngành Y tế sẽ có đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Giải pháp thứ ba, bà Tiến nhấn mạnh ngành Y tế sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng. Điển hình như việc đổi mới đào tạo y bác sĩ.
“Sắp tới Quốc hội sẽ thông qua Luật Giáo dục đào tạo, trong đó có cơ chế riêng cho ngành Y tế. Bác sĩ được đào tạo sau 6 năm, phải thực hành, rồi thi cấp chứng chỉ, rồi học chuyên khoa 3 năm, sau đó mới có thể hành nghề. Như vậy đã tiệm cận quy trình quốc tế” – vị Tư lệnh ngành Y tế chia sẻ.