Sáng 10/1,ườiđànôngởmiềnTâysuýtmấtmạngvìbệnhlýtimmạgiải bangalore super division ấn độ BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó GĐ chuyên môn - Giám đốc Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, ê kíp phẫu thuật tim của BV vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu thành công 2 trường hợp bệnh nhân có nguy cơ đột tử cao do bệnh lý hẹp khít van động mạch chủ.
Bệnh nhân Tháo được điều trị tại BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ |
Theo đó, ông Nguyễn Văn Tháo (62 tuổi ngụ huyện Hồng Dân, Bạc Liêu) có tiền sử bị ngất nhiều lần ở nhà, được đưa đi điều trị ở nhiều nơi nhưng không giảm.
Mới đây, ông Tháo đưa được BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu trong tình trạng bị ngất và đau ngực trái nhiều.
Qua thăm khám, siêu âm tim, bác sĩ phát hiện bệnh nhân này bị hẹp rất khít van động mạch chủ, diện tích mở van 0,2cm2, van động mạch chủ vôi hóa rất nhiều.
Thấy tình trạng bệnh nhân rất nguy hiểm, có nguy cơ đột tử rất cao, nên sau khi hội chẩn, bác sĩ đã phẫu thuật cấp cứu thay van động mạch chủ cho bệnh nhân Tháo.
Sau mổ 6 giờ, bệnh nhân được rút nội khí quản. Hiện tại, bệnh nhân ổn định, tỉnh táo, ăn uống tốt, vận động bình thường, hết đau ngực, không còn ngất.
Anh Nguyễn Trung Hiếu (46 tuổi, ngụ Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) được đưa vào bệnh viện trong tình trạng khó thở nhiều, kèm đau ngực, có dấu hiệu ngất.
Bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân Hiếu hẹp khít van động mạch chủ diện tích mở van 0,5cm2, phình động mạch chủ ngực lên với đường kính động mạch chủ trên nền van động mạch chủ hai mảnh.
Sau khi hội chẩn, êkíp phẫu thuật gồm: BSCK2 Lâm Việt Triều, Trưởng Khoa phẫu thuật tim, BS Nguyễn Công Cửu, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Khắc Minh Trường, tiến hành phẫu thuật thay van động mạch chủ cơ học, thay mạch chủ ngực lên bằng ống ghép mạch máu nhân tạo.
Bệnh nhân được rút nội khí quản sau 12 giờ phẫu thuật, hiện bệnh nhân ăn uống tốt, đi lại bình thường và xuất viện ổn định.
BSCK2 Lâm Việt Triều - Trưởng Khoa Phẫu thuật tim BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, hẹp van động mạch chủ là nguyên nhân thường gặp gây tắc nghẽn đường tống máu của thất trái.
Bệnh thường gặp ở người trên 60 tuổi và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã trở nặng, đe dọa tính mạng.
Các triệu chứng điển hình là: đau tức ngực, khó thở, mệt khi gắng sức, khó thở khi ngủ, ngất xỉu…
Các triệu chứng này thường chỉ xuất hiện khi hẹp van động mạch chủ mức độ nặng.
"Hẹp van động mạch chủ có nhiều biến chứng nguy hiểm khi tiến triển đến giai đoạn nặng nguy hiểm nhất là đột tử. Bệnh nhân có triệu chứng có nguy cơ cao bị đột tử.
Đa số các bệnh lý van tim đều tiến triển từ từ, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng gì, đến khi có biểu hiện lâm sàng thường là giai đoạn muộn, đã có suy tim hoặc biến chứng khác.
Do đó, khám sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất để phát hiện các bệnh lý tim mạch nói chung cũng như bệnh van tim nói riêng", bác sĩ Triều cho biết.
3 bác sĩ trẻ đột ngột qua đời trong 10 ngày, chuyên gia tiết lộ nguyên nhân
Chỉ vỏn vẹn 10 ngày, đã có 3 bác sĩ đã qua đời do các bệnh liên quan tới tim mạch. Cùng lắng nghe lời khuyên của chuyên gia về việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.