发布时间:2025-01-10 09:20:58 来源:88Point 作者:La liga
Thiếu vắng linh kiện “made in Việt Nam”
Khi nói về cơ cấu thu hút FDI thời gian qua,ệnmadeinVietnamDoanhnghiệpViệtchưachịulớsoi kèo fluminense GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài đã đánh giá cao sự thay đổi rất lớn về cơ cấu FDI. GS.TSKH Nguyễn Mại chia sẻ: Năm 2012-2013 chúng ta đã đạt kết quả bước đầu quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI công nghệ cao. Samsung là điển hình.
Samsung đã chọn Việt Nam để xây dựng cứ điểm XK điện thoại di động ra thế giới. Năm 2012, 120 triệu/400 triệu chiếc điện thoại di động trên toàn cầu của Samsung đã được sản xuất ở Việt Nam. Con số này có thể tăng lên 200 triệu vào năm nay. Khi đã có một lượng sản xuất 120 triệu-200 triệu chiếc điện thoại đi động, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến một ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực này.
Thế nhưng, công nghiệp phụ trợ của Việt Nam lại khá mỏng manh và yếu ớt. Đơn cử trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, số DN Việt tham gia cung cấp sản phẩm phụ trợ cho Samsung rất ít. Hiện nay 48/68 DN phụ trợ cho Samsung vẫn là của nước ngoài, chỉ 20 DN trong nước.
Tại một hội thảo về Chiến lược công nghiệp và phát triển cụm liên kết ngành diễn ra hồi tháng 3-2013, ông Trương Thanh Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho rằng: “Chỉ riêng nhà máy điện thoại di động của Samsung ở Bắc Ninh đã cần đến 200 nhà cung cấp các sản phẩm, linh kiện hỗ trợ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt hầu như không lọt vào được danh sách nhà cung cấp các loại linh kiện điện, điện tử mà thường chỉ cung cấp được những vật tư linh kiện đơn giản như hộp xốp, vỏ bao bì... Ngành công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp điện tử trong nước đang phát triển chậm và không đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất.
Cũng tại hội thảo này, một người trong cuộc là ông Makoto Kambe, Giám đốc cấp cao Trung tâm kế hoạch, Công ty TNHH Canon Việt Nam cũng lên tiếng phàn nàn về sự thiếu vắng số lượng DN Việt có năng lực tham gia vào sản xuất các thiết bị công nghệ cao. Ông Makoto Kambe cho biết: “Canon đã có định hướng mở rộng chiến lược nội địa hóa và nhà cung cấp tại Việt Nam. Song việc hỗ trợ nội địa hóa linh kiện còn gặp khó khăn như hiếm nhà cung cấp linh phụ kiện nào của Việt Nam đạt được trình độ công nghệ cao.
Phần lớn các công ty Việt Nam tập trung vào những sản phẩm như hộp, băng dính... có hàm lượng công nghệ thấp. Kỳ vọng của Canon Việt Nam là mua được nhiều chi tiết, linh kiện sản xuất tại Việt Nam. Những sản phẩm ưu tiên gồm có: đầu dây nối, USB, tụ điện, LED...
3 điểm yếu
Theo tính toán của các chuyên gia, năm nay kim ngạch XK của Samsung có thể đạt khoảng 18-20 tỉ USD. Nếu giành được 20% giá trị kim ngạch XK này cho các DN phụ trợ Việt Nam, tức 4 tỉ USD thì có khoảng 800 DN Việt Nam có thể làm “vệ tinh” cho Samsung.
“Tôi có đề nghị Bắc Ninh cùng Thái Nguyên (hai địa phương Samsung đang đầu tư) nên tính đến liên kết thủ đô gồm 10 tỉnh để có khảo sát, đưa ra những dự án cụ thể để có giải pháp hỗ trợ DN phát triển. Đặc biệt sự hỗ trợ về điểm yếu của DN hiện nay như: vốn, tín dụng, công nghệ. Để năm 2014 - 2015 chúng ta có khoảng 500-700 DN làm phụ trợ cho Samsung. Năm 2016-2017 có khoảng 1.000 DN” - GS.TSKH Nguyễn Mại nói.
Tuy nhiên, bản thân DN Việt đã không nắm được cơ hội mà Samsung và các DN FDI khác đang tạo ra ở Việt Nam. Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, DN Việt thiếu 3 điều và đều là 3 điểm quan trọng là: vốn, công nghệ, tín dụng ưu đãi.
Lãnh đạo Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài kiến nghị: “Tôi có đề nghị Bắc Ninh trình Chính phủ một chính sách đồng bộ như thành lập ở Bắc Ninh một quỹ phát triển DN nhỏ và vừa để giúp DN thiếu vốn có vốn ưu đãi. Cần có chính sách tín dụng thực sự ưu đãi cho các DN phụ trợ. Vì sao nông nghiệp có thể vay lãi suất 6-8% trong khi công nghiệp phụ trợ không được vay ưu đãi như vậy? Nếu cần chúng ta có thể có chính sách hợp lí như đánh thuế NK nặng để kích thích công nghiệp phụ trợ trong nước”.
Tại Hội thảo Phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh, tổ chức ngày 28-9, ông Nguyễn Quốc Chung, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh cho biết: Tỉnh đã và đang xây dựng một kế hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ với các mục tiêu và giải pháp cụ thể. Với sự xuất hiện của Samsung, Nokia, Foxconn… Bắc Ninh đang muốn phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực điện tử, cơ khí chế tạo, sản xuất và lắp ráp ô tô, da giày… Chúng tôi muốn phát triển công nghiệp hỗ trợ để phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ lực do các doanh nghiệp FDI đầu tư để tạo ra giá trị gia tăng cao cho chuỗi cung ứng sản phẩm cho công nghiệp nội tỉnh. |
Lương Bằng
相关文章
随便看看