发布时间:2025-01-26 07:22:43 来源:88Point 作者:Cúp C2
Đây là một trong các giải pháp quản lý nợ công thời gian tới,ẹpđốitượngsửdụngnợcônhận định trận aston villa được nêu trong Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016 – 2018 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngân hàng, doanh nghiệp phải tự chịu mọi rủi ro trong huy động, sử dụng vốn vay
Các mục tiêu cụ thể của chương trình bao gồm:
Vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) theo hướng giảm dần. Cắt giảm mạnh bảo lãnh Chính phủ theo hướng, đối với phát hành trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách Xã hội thì khống chế hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm để ổn định dư nợ. Đối với các khoản vay nước ngoài đã được cấp bảo lãnh Chính phủ và đang giải ngân, thực hiện khống chế hạn mức rút vốn ròng hàng năm là 1 tỷ USD/năm.
Giảm thiểu rủi ro về tái cấp vốn, thanh khoản, tỷ giá, tiền đồng, có cơ chế thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) và phấn đấu kéo dài thời hạn vay qua phát hành TPCP trong nước giai đoạn 2016 – 2018 trung bình khoảng từ 6 – 8 năm và tỷ lệ phát hành kỳ hạn từ 5 năm trở lên, tối thiểu 70% tổng khối lượng TPCP phát hành.
Đối với nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương), chỉ tiêu đặt ra là không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài không quá 50% GDP.
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ, không kể cho vay lại, so với tổng thu NSNN hàng năm không quá 25%, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Đảm bảo tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn của quốc gia hàng năm trên 200%.
Về kế hoạch vay, Chương trình huy động vốn vay của Chính phủ cho bù đắp bội chi NSNN khoảng 606,4 nghìn tỷ đồng, trong đó năm 2016 khoảng 247,2 nghìn tỷ đồng, năm 2017 khoảng 172,3 nghìn tỷ đồng và năm 2018 khoảng 186,9 nghìn tỷ đồng. Vay để trả nợ gốc ngân sách trung ương khoảng 414,4 nghìn tỷ đồng trong 3 năm. Mức vay mới để trả nợ gốc hàng năm sẽ được Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định, và đảm bảo các chỉ tiêu nợ công trong giới hạn cho phép.
Vay về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoảng 118,4 nghìn tỷ đồng, trong đó năm 2016 khoảng 32 nghìn tỷ đồng, năm 2017 khoảng 42,4 nghìn tỷ đồng và năm 2018 khoảng 44 nghìn tỷ đồng.
Hạn mức vay thương mại nước ngoài (vay ròng) của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay, tự trả tối đa khoảng 5,5 tỷ USD/năm. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mức dư nợ nước ngoài ngắn hạn của quốc gia, tốc độ tăng hàng năm tối đa 8-10%/năm.
Quyết định này nêu rõ, các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có trách nhiệm, nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích, không sử dụng vốn vay ngắn hạn cho đầu tư các chương trình, dự án trung và dài hạn, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn.
Hạn chế tối đa tăng tổng mức đầu tư bằng vốn vay
Để đạt được các mục tiêu về quản lý nợ công, Chương trình Quản lý nợ trung hạn đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện. Đó là phải kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới ngay từ khâu phê duyệt chủ trương; hạn chế việc vay gắn với ràng buộc chỉ định thầu hoặc mua sắm các trang thiết bị không đảm bảo chất lượng. Các khoản vay mới chỉ thực hiện sau khi đã đánh giá đầy đủ tác động lên quy mô nợ công và khả năng trả nợ trung hạn.
Điều hành giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi chỉ giới hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và dự toán NSNN hàng năm.
Kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ của chính quyền địa phương. Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP, biến động tỷ giá , điều kiện huy động vốn vay... để chủ động xây dựng phương án, trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh mức vay công và các hạn mức nợ tương ứng.
Thu hẹp đối tượng sử dụng nợ công, chỉ tập trung vào các chương trình dự án trọng điểm và thực sự có hiệu quả thuộc lĩnh vực đầu tư công hoặc vay để giải quyết các nhu cầu cấp bách thuộc lĩnh vực tài chính công.
Dịch chuyển cơ cấu vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài từ cơ chế cấp phát vốn vay sang cơ chế cho vay lại nhằm chia sẻ rủi ro, giảm gánh nặng trả nợ của NSNN. . Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế chia sẻ trách nhiệm rủi ro tín dụng giữa nhà nước, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay lại, DN, địa phương; cơ chế lãi suất cho vay lại và phí bảo lãnh phải phản ánh đầy đủ rủi ro tín dụng, mức trích lập dự phòng của NSNN.
Hạn chế tối đa việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư bằng vốn vay; tăng cường nhận thức nợ công; chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng lãng phí…
Trong quá trình tái cơ cấu nợ công, xây dựng cơ chế huy động vốn vay trên thị trường để từng bước chuyển đổi phương thức huy động vốn ODA, vay ưu đãi sang vay theo điều kiện thị trường sau khi tốt nghiệp IDA. Xây dựng phương án nguồn trả nợ tăng thêm khi VN chính thức bước sang giai đoạn tốt nghiệp IDA.
Chương trình cũng nêu ra việc tiếp tục nghiên cứu, xử lý các khoản nợ lớn gặp khó khăn, đồng thời, rà soát, đánh giá các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ đang gặp khó khăn trả nợ để xây dựng phương án tái cơ cấu các khoản nợ này trong quá trình điều hành NSNN.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành (20/4)./.
H.Y
相关文章
随便看看