【ty so getafe】Những thị trường mới nổi có tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài năm 2024

EuroCham: Kinh tế 2024 ổn định và cải thiện là cơ sở để Việt Nam tiếp tục thu hút FDI Sức phục hồi ấn tượng của các thị trường mới nổi Chìa khóa bảo vệ mối quan hệ thương mại với EU và mở cửa các thị trường mới
Ấn Độ được dự báo là thị trường thu hút đầu tư nước ngoài năm 2024.
Ấn Độ được dự báo là thị trường thu hút đầu tư nước ngoài năm 2024.

Trong bối cảnh đó, một số quốc gia khác đã nổi lên là những thị trường điểm đến đầu tư mới, thu hút sự chú ý của phương Tây, bên ngoài Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là Ấn Độ, Việt Nam và Mexico - những quốc gia đông dân, có năng suất cao, lao động giá rẻ và lợi thế về địa lý.

Các tổ chức, chuyên gia kinh tế đánh giá triển vọng năm 2024 của Trung Quốc không khả quan do rủi ro địa chính trị, như căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung gia tăng và tâm lý đầu tư suy giảm, các quỹ nước ngoài trị giá 65 tỷ USD đang chạy khỏi thị trường chứng khoán và trái phiếu Trung Quốc. Hiện tượng này kéo dài từ năm 2023 và sẽ tiếp tục trong năm 2024. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đang nổi lên là một thị trường điểm đến tiềm năng nhờ lợi thế về dân số. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán Ấn Độ sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình là 6,1%/năm trong 5 năm tới. Nhờ cơ cấu dân số trẻ nhất thế giới, chi phí lao động thấp nên Ấn Độ có khả năng cao về thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo KB Securities, chi phí lao động trung bình hàng tháng của Ấn Độ là 230 USD, chỉ bằng 1/5 so với con số 1.176 USD của Trung Quốc

Ngoài Ấn Độ, Việt Nam cũng đang nổi lên là một cơ sở sản xuất nổi trội ở khu vực Đông Nam Á cho các công ty toàn cầu. Với dân số xấp xỉ 100 triệu người, Việt Nam có quy mô thị trường nhiều tiềm năng. Trong năm 2023, mặc dù đối mặt nhiều “cơn gió ngược” do ảnh hưởng từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu, nhưng Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để kích thích thị trường trong nước. Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ khác, hướng tới mục tiêu duy trì đà phục hồi kinh tế, như giảm thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp từ tháng 5/2023. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) của Anh dự báo thứ hạng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng từ vị trí thứ 34 của năm 2023 lên vị trí thứ 21 vào năm 2038 và Việt Nam hứa hẹn sẽ trở thành quốc gia có thu nhập cao trong khu vực vào năm 2045.

Trong khi đó, Mexico, quốc gia có chung đường biên giới với Mỹ và được hưởng lợi từ việc “gần bờ”, cũng sẽ là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm điểm đến ngoài Trung Quốc. Khi cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp tục gia tăng, các công ty đang thiết lập cơ sở sản xuất ở Mexico, gần Mỹ, để tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển. Cùng với đó chi phí nhân công rẻ của Mexico cũng trở thành một lợi thế. Theo Cơ quan xúc tiến Thương mại-Đầu tư Hàn Quốc, mức lương cơ bản của Mexico chỉ bằng 1/4 đến 1/5 mức lương tại các nước Bắc Mỹ như Mỹ và Canada và chưa bằng một nửa so với Trung Quốc.