【bảng xếp hạng serie a của ý】Kinh tế 2022 phục hồi mạnh mẽ
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thành tích phát triển kinh tế năm 2022 có đóng góp quan trọng của ngành Tài chính | |
Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2023 với chỉ tiêu GDP tăng khoảng 6,ếphụchồimạnhmẽbảng xếp hạng serie a của ý5% | |
Kinh tế - xã hội tiếp đà phục hồi, phát triển trên hầu hết lĩnh vực |
Việt Nam đã đạt được cả 2 mục tiêu: một là tăng trưởng cao, hai là ổn định được kinh tế vĩ mô. Ảnh: ST |
Phục hồi mạnh mẽ
Theo báo cáo của Chính phủ, việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Cả năm dự kiến đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu so với kế hoạch Quốc hội giao, tăng trưởng kinh tế ước đạt khoảng 8%, vượt mục tiêu đề ra (6 - 6,5%), tạo đà quan trọng cho các năm tiếp theo thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Kịp thời ban hành, tập trung thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch Covid-19.
Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, Tim Evans: Bất chấp những thách thức toàn cầu, Việt Nam đã rất nỗ lực để hoàn thành các mục tiêu kinh tế. Thực tế, trong quý 3/2022, GDP của Việt Nam tăng 13,67% so với cùng kỳ năm trước, thời điểm kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do đợt bùng phát mạnh của Covid-19. GDP 9 tháng đầu năm 2022 của Việt Nam tăng 8,83%, cao nhất trong 11 năm qua. Có người từng nói, Mỹ là mảnh đất của cơ hội, Việt Nam là mảnh đất của những con người tạo ra cơ hội. Điều này đã được chứng thực. Bởi lẽ, đại dịch Covid-19 có thể coi là sự kiện “thiên nga đen” và Việt Nam đã vượt qua tốt sự kiện này. Đồng thời tôi tin rằng Việt Nam cũng sẽ giải quyết tốt các thách thức mới trong tương lai". X.Thảo (ghi) |
Cùng với đó, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. GDP tăng trưởng cao hơn kế hoạch, được các tổ chức quốc tế có uy tín đồng thuận đánh giá cao. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước cả năm vượt 19,8% so với dự toán, tạo dư địa trong điều hành tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng, ổn định và nâng cao đời sống người dân. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất, tỷ giá, hạn mức tăng trưởng tín dụng được điều hành phù hợp, hướng tín dụng vào các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên. Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 368 tỷ USD, tăng khoảng 9,5%. Lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 700 tỷ USD, tiếp tục xuất siêu gần 20 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện ước đạt 21-22 tỷ USD, tăng khoảng 6,4 - 11,5%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả năm ước tăng 10,7%, là động lực để nền kinh tế đẩy nhanh việc mở rộng năng lực sản xuất trong thời gian tới. Công tác điều hành giá, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là xăng, dầu, sách giáo khoa được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, sát sao, hiệu quả. Các khu vực kinh tế tăng trưởng tốt so với năm 2021. Cân đối điện, xăng dầu, lương thực được bảo đảm.
Với những con số thuyết phục trên, rõ ràng gam màu sáng đang là chủ đạo trong bức tranh kinh tế nước ta.
Đánh giá về kết quả trên, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, kinh tế Việt Nam năm 2022 phục hồi mạnh mẽ ở hầu hết lĩnh vực, địa phương. Nhờ 3 nguyên nhân chính đó là Việt Nam kịp thời chuyển trạng thái chống dịch Covid-19, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế trở lại bình thường; kiên trì dùng nhiều chính sách, giải pháp phục hồi kinh tế và ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát; và cuối cùng, các chỉ số tăng trưởng trên được đặt trong tương quan với mức nền khá thấp của năm trước.
Bên cạnh sự lạc quan cùng những kết quả đạt được, Chính phủ cũng nêu rõ những tồn tại, hạn chế như còn 1/15 chỉ tiêu dự kiến không đạt là tốc độ tăng năng suất lao động xã hội, ước tăng khoảng 5,2% (mục tiêu là 5,5%). Hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do giá xăng dầu, nguyên liệu, vật tư đầu vào, chi phí sản xuất cao. Giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là điểm nghẽn, chưa đạt kết quả như mong đợi. Thực hiện một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn chậm…
Nhiều triển vọng lạc quan
Bình luận về tác động của kinh tế thế giới đến kinh tế Việt Nam, TS. Vũ Đình Ánh cho biết, tốc độ tăng trưởng của cả khu vực đầu tư, kinh tế trong nước cũng như khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều khá tốt nên đã đảm bảo cung ứng nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn xã hội hiện nay vẫn đang tăng trưởng ở tốc độ trên hai con số.
Bên cạnh đó, chính nhờ kết quả xuất khẩu nên tiếp tục thặng dư về cán cân thương mại. Như vậy, về tổng thể năm 2022, nước ta đạt được kết quả khá tốt, chỉ có một điểm “nghẽn” trong tăng trưởng liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công.
“Chúng ta đã đạt được cả hai mục tiêu: một là tăng trưởng cao, hai là ổn định được kinh tế vĩ mô. Nếu như chúng ta xác định rằng năm 2022 tốc độ tăng trưởng và kiểm soát lạm phát sẽ tạo tiền đề cho một chu kỳ tăng trưởng mới, cùng với việc tận dụng tốt các cơ hội thì tôi cho rằng bất kể tình hình kinh tế thế giới có suy thoái, Việt Nam chúng ta vẫn có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, thậm chí trên 8%/năm trong năm 2023”, ông Ánh khẳng định.
Theo các chuyên gia, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển quan trọng, có tính quyết định với kỳ vọng phục hồi và phát triển kinh tế trong năm 2022 và 2023, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả giai đoạn 2021-2025. Dù đối mặt với không ít khó khăn, thách thức nhưng trong ngắn hạn, Việt Nam có nhiều triển vọng lạc quan để tăng trưởng kinh tế cao so với mức trước đại dịch Covid-19. Vì vậy, nhận diện bối cảnh, thách thức sẽ giúp Việt Nam tận dụng được những tiềm năng cũng như tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2023.
Còn theo ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, kết quả kinh tế tích cực của Việt Nam trong năm 2022 được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố chính. Thứ nhất, xuất khẩu, vốn đã rất mạnh trong quá khứ, đã cho thấy khả năng phục hồi ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng vì đại dịch Covid-19, với xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng chính.
Thứ hai, nhu cầu trong nước. Tiêu dùng trong nước và doanh số bán lẻ là động lực tăng trưởng chính trong năm 2022. Điều này được thể hiện qua việc doanh số bán lẻ tháng 10/2022 ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2021. "Chúng tôi đánh giá nhu cầu trong nước của Việt Nam dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng bởi lạm phát trong nước gia tăng thời gian tới, nhưng vẫn sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2023", ông Andrea Coppola phân tích.
Thứ ba, đầu tư đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến 11/2022, giải ngân vốn FDI đã tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2021. Nhờ đó, Việt Nam sẽ là nền kinh tế dẫn đầu khu vực Đông Á - Thái Bình Dương với mức tăng trưởng 7,2% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.
Năm 2023, Chính phủ đặt mục tiêu về 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường. Mục tiêu tổng quát là tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và các dịch bệnh mới phát sinh. Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế; quyết tâm thực hiện hiệu quả với nỗ lực cao nhất Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số. Trong đó: tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4 - 25,8%; tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5 - 6%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 68%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27,5%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1 - 1,5%... (Nguồn: trích Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023) |
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/262b798746.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。