当前位置:首页 > Thể thao > 【kết quả .net 200 ngày】Giải pháp nào lưu thông vốn đầu tư xây dựng cơ bản?

【kết quả .net 200 ngày】Giải pháp nào lưu thông vốn đầu tư xây dựng cơ bản?

2025-01-25 10:16:26 [Nhà cái uy tín] 来源:88Point

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Bên cạnh đó,ảiphápnàolưuthôngvốnđầutưxâydựngcơbảkết quả .net 200 ngày công tác giải ngân vốn đầu tư XDCB cũng còn chậm.Trong 6 tháng đầu năm 2017, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB từ NSNN so với dự toán có xu hướng giảm và đang ở mức thấp.

Đâu là nguyên nhân?

Theo bà Hoàng Như Quỳnh, Ban Chính sách Tài chính công, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính, nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do một số bộ, ngành chỉ vừa mới có văn bản phân bổ chi tiết kế hoạch vốn NSNN đợt 2 và vốn TPCP đợt 1 cho các chủ đầu tư, còn chưa thực hiện nhập kế hoạch vốn chi tiết cho dự án lên hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) nên chưa có kế hoạch để thanh toán vốn.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến hết kế hoạch năm 2016, tổng số nợ đọng XDCB của riêng nguồn vốn NS trung ương là 9.557,6 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 1/2016, tổng số nợ đọng XDCB trong xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh thành là khoảng 15 nghìn tỷ đồng, trong đó có ba khu vực nợ cao nhất là Đồng bằng sông hồng, Bắc Trung Bộ và Miền núi phía bắc.

Một số khu vực có nợ đọng lớn như Bắc Ninh trên 1.600 tỷ đồng, Thanh Hóa hơn 1.500 tỷ đồng, Thái Bình khoảng 1.200 tỷ đồng, Vĩnh Phúc hơn 900 tỷ đồng,…

Bên cạnh đó, số dư tạm ứng ĐTXDCB tính đến ngày 31/1/2015 chưa thu hồi được là còn khá cao, khoảng 51,558 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, bà Quỳnh cũng cho rằng, do một số bộ, ngành và địa phương đã được giao kế hoạch nhưng chưa đảm bảo thủ tục đầu tư theo quy định, nên chưa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao kế hoạch vốn. Một số công trình dự án của các bộ, ngành và địa phương mới nghiệm thu khối lượng, đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục. Đặc biệt, các dự án có các gói thầu mua sắm thiết bị chiếm tỷ trọng lớn dự kiến phải đến cuối năm sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu, lắp đặt,.. thì mới tiến hành nghiệm thu, thanh toán vốn.

Bà Quỳnh cũng cho rằng, một số bộ, ngành, địa phương vẫn chưa hoàn thành thủ tục đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu mới hoặc vừa mới hoàn thành công tác đấu thầu nên chưa có khối lượng để thanh toán. Một số dự án lớn phức tạp, các dự án thực hiện theo hình thức tổng thầu (EPC) quy trình thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán phức tạp, kéo dài dẫn đến chậm trễ tiến độ triển khai; nhiều công việc đã hoàn thành nhưng chưa có dự toán được phê duyệt dẫn đến tình trạng không thanh toán được khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu...

Giải pháp tháo gỡ

Tính đến ngày 26/6/2017, cả nước đã huy động được 165,4 nghìn tỷ đồng TPCP, trong đó bao gồm 122,4 nghìn tỷ đồng phát hành trên thị trường, đạt 66,8% kế hoạch và 43 nghìn tỷ đồng phát hành cho bảo hiểm xã hội, đạt 71,7% kế hoạch.

Bà Quỳnh cho rằng, công tác huy động vốn TPCP là một trong những nguồn lực quan trọng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.

Để đảm bảo an ninh quốc gia, cần phải sử dụng vốn huy động này một cách hiệu quả, tăng cường công tác quản lý, giám sát nguồn vốn, giữ nguyên kỷ luật ngân sách, tạo bước đột phá về tiến độ thực hiện các dự án ĐTXDCB.

Ngoài ra, trong nửa đầu năm 2017, tình hình nợ đọng và thu hồi vốn tạm ứng XDCB vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, việc khắc phục hậu quả của các năm trước để lại như công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư kém; chủ đầu tư không có nguồn vốn để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện,… làm ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính quốc gia và bền vững ngân sách...

Trong bối cảnh huy động vốn ĐTXDCB tốt mà giải ngân vốn đạt thấp của 6 tháng đầu năm 2017, theo bà Quỳnh, cần tập trung triệt để các giải pháp cho 6 tháng cuối năm, chủ động theo dõi sát tình hình vốn ĐTXDCB để có các biện pháp xử lý, tháo gỡ kịp thời:

Một là, đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB năm 2017, đẩy mạnh việc đền bù, giải phóng mặt bằng tại các bộ, ngành và địa phương. Cụ thể: Đối với các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, khẩn trương phê duyệt quyết toán, giải ngân hết vốn.

Đối với dự án sắp hoàn thành, cần đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện thủ tục pháp lý, nghiệm thu khối lượng hoàn thành để đủ điều kiện thanh toán cho các nhà thầu.

Đối với các dự án khởi công mới thì cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ thiết kế, phê duyệt và tổ chức lựa chọn nhà thầu để sớm thi công dự án.

Hai là, tăng cường kỷ luật tài chính ngân sách quốc gia đối với nguồn vốn ĐTXDCB và vốn TPCP, cần tăng cường hơn nữa công tác thu hồi vốn tạm ứng.

Ngoài ra, hạn chế khởi công các công trình mới khi chưa xử lý nợ đọng XDCB, tập trung ưu tiên trả nợ; nhanh chóng rà soát các dự án, xác định trách nhiệm của từng cấp, đánh giá, phân loại các khoản nợ đọng XDCB, đưa ra giải pháp đối với từng trường hợp cụ thể. Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Ba là, đối với số vốn Quốc hội chưa phân bổ, cần có sự rà soát, báo cáo để thực hiện giao vốn cho các chương trình dự án thuộc Chương trình mục tiêu. Riêng về vốn TPCP, số vốn chưa được giao còn rất lớn, khoảng 90% mà nguyên nhân chủ yếu là do bố trí cho các dự án khởi công mới nhưng đang hoàn thiện thủ tục đầu tư, do đó nhiệm vụ giải ngân số vốn còn lại trong 6 tháng cuối năm là khá nặng nề và khó khả thi.

Do vậy, trên cơ sở rà soát giải ngân vốn TPCP năm 2017 trong thời gian qua, cần có phương án cơ cấu lại kế hoạch vốn đầu tư từ NSNN để chuyển nguồn vốn TPCP không có khả năng thực hiện cho các nhiệm vụ cấp bách có khả năng giải ngân vượt kế hoạch năm 2017 được giao.

Hồng Sâm

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读