Bệnh tay,ệnhtaychacircnmiệngngagraveycagravengtăbảng xếp hạng melbourne city gặp melbourne victory chân, miệng có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng. Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết ra từ mũi, miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh. Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho, hắt hơi; hoặc do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt của trẻ bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh xuất hiện 39 trường hợp mắc bệnh tay, chân, miệng ở 8 huyện, thị. Số địa phương tăng cao trong tháng 5 là Chơn Thành 6 ca, Lộc Ninh 6 ca, thị xã Bình Long 5 ca, Bù Đăng 5 ca và huyện Hớn Quản, Bù Gia Mập 10 ca... Dịch bệnh tay, chân, miệng xảy ra chủ yếu đối với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Do đó, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã phối hợp với các phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức phòng, chống bệnh tay, chân, miệng cho các trường mầm non trên địa bàn tỉnh; tổ chức phun hóa chất khử khuẩn tại các địa phương có dịch xảy ra. Mặt khác, cơ quan chức năng và người dân cũng kiểm tra ở các nhóm trẻ gia đình để nhắc nhở, xử lý các trường hợp không bảo đảm vệ sinh theo quy định.
Tiêm phòng là biện pháp tốt nhất bảo đảm sức khỏe cho trẻ |
Dịch bệnh tay, chân, miệng do nhóm virus đường ruột gây ra. Bệnh này đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Nhiều người nhầm tưởng bệnh tay, chân, miệng với các loại bệnh thông thường như thủy đậu, nhiễm trùng da, dị ứng... nên ý thức phòng, chống còn hạn chế. Mỗi gia đình cần theo dõi trẻ có các triệu chứng về bệnh tay, chân, miệng như: Sốt nhẹ sau 1-2 ngày thì xuất hiện các hồng ban rồi trở thành bỏng nước màu xám, hình oval, kích thước từ 0,2-10mm, ấn không đau. Vị trí xuất hiện các bỏng nước thường ở trên da, mông và gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đặc biệt là ở niêm mạc miệng. Bỏng nước thường vỡ rất nhanh và tạo thành vết loét. Trẻ thường bỏ ăn, bỏ bú vì đau do vết loét, kèm theo tiêu chảy, nôn hoặc các biến chứng nguy hiểm khác, có thể dẫn đến tử vong. Trẻ dưới 5 tuổi, nhất là đối với trẻ dưới 3 tuổi rất dễ mắc bệnh tay, chân, miệng vì hệ miễn dịch kém. Vì vậy, biện pháp phòng, chống hữu hiệu nhất hiện nay là giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, nâng cao sức đề kháng cho trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng và khử khuẩn đồ chơi của trẻ.
Nhằm nâng cao ý thức của người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh tay, chân, miệng trong thời gian tới, ngành y tế cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hướng dẫn người dân dùng thuốc khử khuẩn và khoanh vùng để khống chế dịch lây lan ra diện rộng trong cộng đồng.
Xuân Hiệp