Tại hội thảo, PVC đã giới thiệu cơ hội đầu tư, hợp tác với PVC và các doanh nghiệpPVC tham gia góp vốn, trong đó có những doanh nghiệp hiện đang niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội. Đây đều là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, bất động sản, hiện đang triển khai rất nhiều các dự ántiềm năng, ở các thành phố lớn trên khắp cả nước. Có thể kể đến những doanh nghiệp và dự án đáng chú ý như CTCP Đầu tư hạ tầng và Đô thị Dầu khí (mã PTL) với dự án chung cư Thăng Long (Quận 2, TP. HCM); CTCP Dầu khí Đông Đô (mã PFL) với dự án Khu đô thị Dầu khí Đức Giang (Hà Nội), dự án Xuân Phương (Hà Nội); Công ty CP Dầu khí Nha Trang với Dự án sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh; CTCP Đầu tư Xây dựng thương mại Dầu khí IDICO với dự án Khu công nghiệp Long Sơn, dự án chung cư Huỳnh Tuấn Phát (quận 7, TP. HCM)… Dưới góc độ mua bán và sáp nhập (M&A), TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập báo Đầu tư đánh giá, “đây là những sản phẩm hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài”. Triển vọng đầu tư bất động sản, đầu tư vào các doanh nghiệp xây lắp, bất động sản đặt trong bối cảnh kinh tếvĩ mô rất lạc quan. Bởi vậy, nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tích cực tìm kiếm các dự án tốt, doanh nghiệp có tiềm năng để mở rộng cơ hội hợp tác.
Theo số liệu thống kê, tăng trưởng GDP đạt 6,3% trong 9 tháng đầu năm 2015, tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2010, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, là những lý do giúp Việt Nam hiện được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư quốc tế. Theo dự báo, lượng vốn nước ngoài cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp sẽ gia tăng trong thời gian tới, trong đó nhà đầu tư đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực bất động sản. Ông Trần Ngọc Quang, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục từ những tháng cuối năm 2013. Trong năm 2014 và 9 tháng đầu năm 2015, thị trường tiếp tục đà phục hồi tích cực, thể hiện qua lượng giao dịch tăng; giá cả tương đối ổn định; lượng tồn kho bất động sản tiếp tục giảm; cơ cấu hàng hóa bất động sản chuyển dịch theo hướng họp lý, phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường, số lượng các doanh nghiệp BĐS được thành lập tăng. Trong bối cảnh đó, các nhà đâu tư có nhu cầu tìm kiếm cơ hội tốt thông qua nhiều hình thức bao gồm cả hình thức gián tiếp góp vốn, bỏ vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản cũng như trực tiếp mua bán, chuyển nhượng các dự án bất động sản để chủ động đầu tư, triển khai dự án. Đây chính là cơ sở để thị trường cổ phiếu xây lắp, bất động sản sôi động hơn trong thời gian tới. Ông Bùi Ngọc Thắng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty PVC cho biết, theo Đề án tái cơ cấucủa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), PVC và các đơn vị thành viên sẽ tập trung hoạt động vào lĩnh vưc xây lắp. Bởi vậy, Tổng công ty và các đơn vị thành viên mong muốn chia sẻ, mở rộng cơ hội hợp tác, đầu tư với các đối tác trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và bất động sản để cùng đâu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. 8 dự án kêu gọi hợp tác, đầu tư của PVC: Dự án Kinh Bắc Tower (Bắc Ninh) Dự án Khu đô thị sinh thái và dịch vụ Cửu Long Dự án Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) Dự án sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh (Nha Trang) Dự án Khách sạn Dầu khí Thái Bình (Thái Bình) Dự án chung cư Thăng Long Dự án Khu đô thị Vũng Tàu Dự án Phú Đạt Riverside |