Dù bạn có muốn hay không,ướclúcchếtconngườisẽtrảiquagiaiđoạnnhưthếnàbóng đá trực tuyến ngoại hạng anh cái chết là điều mà chúng ta không thể tránh khỏi. Đó là một phần quan trọng trong cuộc sống và là điều mà mọi người sẽ trải qua một ngày nào đó.
Quá trình này có vẻ đáng sợ, vì chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra với mình.
Tiến sĩ Kathryn Mannix chuyên về chăm sóc cuối đời, mô tả mọi chuyện giống như một quy trình: “Theo ý kiến của tôi, cái chết có lẽ không tồi tệ như bạn nghĩ”.
“Chết, giống như sinh nở, là một quá trình. Dần dần con người trở nên mệt mỏi, uể oải. Thời gian trôi qua, mọi người ngủ nhiều hơn và thức ít hơn".
Tác giả của With The End in Mind (tạm dịch: Khi tâm trí lụi tàn), đã chia sẻ những suy nghĩ của mình trong một bộ phim ngắn cho BBC Ideas.
Bà muốn phá bỏ những nỗi e ngại và khuyến khích mọi người nói về những gì sẽ xảy ra khi ai đó sắp chết.
Tiến sĩ Thomas Fleischmann chia sẻ về các giai đoạn của cái chết, sau khi chứng kiến gần 2.000 người ra đi.
"Trong giai đoạn đầu tiên có một sự thay đổi đột ngột, mọi nỗi đau đều tan biến. Sự lo lắng, sợ hãi, ồn ào đều không còn. Chỉ còn lại yên bình, tĩnh lặng. Một số cảm nhận được niềm vui”.
Giai đoạn thứ hai là một "trải nghiệm ngoài cơ thể", giai đoạn thứ ba là cảm giác "thoải mái" đối với gần như tất cả mọi người.
Dù vậy, vẫn có một số người mô tả họ cảm nhận được "tiếng động khủng khiếp, mùi khó chịu và các sinh vật đáng sợ".
Ở giai đoạn thứ tư, bệnh nhân thường nhìn thấy ánh sáng bắt đầu chiếu vào màn đêm đen tối.
Theo Tiến sĩ Fleischmann, những người sắp qua đời cho biết, họ nhìn thấy “khung cảnh xung quanh đẹp đẽ, màu sắc tươi sáng, một số nghe được âm nhạc lay động và cảm giác của tình yêu vô điều kiện” - đó là giai đoạn thứ năm.
Nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay cho thấy quá trình trên có thể dễ chịu hơn điều chúng ta nghĩ.
Các nhà khoa học đã vô tình chụp được não - cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể - khi ngừng hoạt động, cho thấy khoảnh khắc đáng kinh ngạc về cái chết.
Một bệnh nhân bị động kinh đã được nối máy điện não đồ (EEG) trước khi lên cơn đau tim, ghi lại 15 phút trước cái chết của anh.
Trong 30 giây quanh nhịp tim cuối cùng của bệnh nhân, các chuyên gia nhận thấy sự gia tăng rất cụ thể các sóng não.
Những sóng này, được gọi là dao động gamma, có liên quan đến những yếu tố như truy xuất bộ nhớ, thiền và mơ.
Điều này cho thấy chúng ta có thể hồi tưởng lại các ký ức đẹp nhất khi sắp ra đi. Tuy nhiên, vẫn cần thêm những nghiên cứu khác.
Các bộ phận của não được kích hoạt trong nghiên cứu này cũng ghi nhận chúng ta có khả năng đi vào trạng thái mơ màng yên bình, cảm giác tương tự như thiền định.
An Yên(Theo The Sun)