Pháp có hệ thống giáo dục phát triển
Mỗi năm,điềucầnbiếtvềduhọcPhábxh costa rica primera division có rất nhiều du học sinh chọn nước Pháp vì nhiều lý do khác nhau, trong đó phải kể đến lý do quan trọng nhất: sự phát triển của nền giáo dục Pháp. Sau đây là 10 điều cần biết liên quan đến du học Pháp.
1. Cách tổ chức của hệ thống giáo dục Pháp
Bên cạnh khoảng 250 trường đại học được phân loại là “Grandes Écoles”, Pháp có 83 đại học công lập giảng dạy rất nhiều môn, ngành học khác nhau. Nước Pháp nổi tiếng với những ngành học về nghệ thuật và kiến trúc, cũng như các ngành liên quan đến thời trang, điện ảnh, quản lý nhà hàng khách sạn, báo chí, nghệ thuật biểu diễn và các ngành xã hội.
Ở Pháp, các trường đại học thường liên kết với nhau thành các PRES (viết tắt từ pôles de recherche et d’enseignement supérieur). PRES tập hợp các trường đại học, các phân viện nghiên cứu.
Sinh viên theo học các trường này có thể sử dụng cơ sở vật chất của cả hệ thống. Bằng tốt nghiệp của sinh viên cũng được cấp bởi toàn hệ thống PRES thay vì chỉ bởi một trường riêng lẻ.
2. Về “Grandes Écoles”
Một trong những điểm đặc biệt nhất của nền giáo dục Pháp chính là Grandes Écoles - hệ thống những trường đại học có quy mô nhỏ nhưng chọn lọc, có tỷ lệ chọi cao và thường chỉ chuyên về một số ngành học nhất định.
Grandes Écoles được biết đến như là cái nôi của rất nhiều nhà chính trị, lãnh đạo, những nhân vật có tầm ảnh hưởng và vị trí cao trong xã hội. Hai ví dụ điển hình chính là Ecole normale supérieure (ENS Paris) và Ecole Polytechnique, hai trường đại học Pháp có thứ hạng cao nhất trên nhiều bảng xếp hạng đại học trên thế giới.
3. Các bậc học được đào tạo ở Pháp
Tương tự nhiều nước khác, hệ thống giáo dục đại học của Pháp cũng được chia ra thành các bậc đại học (ba năm), thạc sĩ (hai năm) và tiến sĩ (thường là ba năm).
Các chương trình thạc sĩ được chia ra làm hai loại: nghiên cứu dành cho các sinh viên muốn học tiếp lên bậc tiến sĩ hoặc chuyên nghiệp dành cho các sinh viên muốn trau dồi kỹ năng làm việc của mình.
4. Cách nộp đơn cho các trường đại học Pháp
Sinh viên quốc tế nộp đơn qua hệ thống CEF của Campus France. Hệ thống này giúp sinh viên nộp đơn xin học lẫn xin visa. Khi du học tại Pháp, sinh viên Việt Nam cần có visa dài hạn VLS-TS được cấp qua hệ thống CEF hoặc Tổng lãnh sự quán Pháp.
Các yếu tố được cân nhắc trong quá trình xin visa là kết quả học tập, mức độ chuẩn bị cho việc du học, kế hoạch học tập và khả năng sử dụng tiếng Pháp.
Người nộp đơn cũng phải đưa ra các bằng chứng về tài sản và khả năng trang trải các chi phí du học của mình (khoảng 15,4 triệu đồng, tương đương 615 euro mỗi tháng).
5. Không nhất thiết phải thành thạo tiếng Pháp
Trong khi phần lớn các chương trình đại học được giảng dạy bằng tiếng Pháp, có rất nhiều chương trình thạc sĩ và tiến sĩ được giảng dạy bằng tiếng Anh. Campus France có cả một hệ thống tìm chương trình học rất chi tiết giúp bạn tìm được các khóa học bằng tiếng Anh phù hợp.
Tùy thuộc vào ngôn ngữ giảng dạy chính của chương trình mà bạn chọn, bạn sẽ phải nộp kèm giấy chứng nhận trình độ ngôn ngữ. Các văn bằng ngoại ngữ phổ biến ở Pháp là DELF, DALF (tiếng Pháp) hoặc IELTS, TOEFL (tiếng Anh).
6. Học phí ở Pháp
Các trường đại học công lập Pháp có mức học phí rất vừa phải. Học phí mỗi năm được quy định bởi chính phủ và được áp dụng cho tất cả các trường đại học cũng như áp dụng chung cho cả sinh viên bản xứ lẫn quốc tế.
Năm học 2014 - 2015, học phí hằng tháng cho chương trình đại học là khoảng 4,6 triệu đồng (189,10 euro), thạc sĩ là 6,5 triệu đồng (261,10 euro) và tiến sĩ là 15,4 triệu đồng (615,10 euro).
Ở các trường tư thục, chi phí sẽ cao hơn nhưng vẫn khá hợp lý khi so với các cường quốc du học khác. Các trường có mức học phí vào khoảng 75 đến 250 triệu đồng mỗi năm (3.000 - 10.000 euro) tuy cũng có những trường kinh tế hàng đầu có mức học phí có thể lên đến 750 triệu đồng (30.000 euro).
7. Chi phí sinh hoạt ở Pháp
Chi phí sinh hoạt ở Pháp tương đối cao, đặc biệt là ở Paris. Campus France ước chừng sinh viên cần phải có khoảng 25 triệu đồng (1.000 euro) khi sống tại Paris và khoảng 20 triệu đồng (800 euro) khi sống tại các thành phố khác.
Tuy nhiên, tiền học phí thấp cũng đủ bù trừ cho chi phí sinh hoạt khá cao này.
8. Sinh viên có thể làm thêm khi du học tại Pháp
Sinh viên quốc tế không đến từ châu Âu được phép làm việc trong 965 giờ mỗi năm (60% giờ làm việc toàn thời gian) theo như visa VLS-TS cho phép.
Con số 965 giờ này không bao gồm thời gian thực tập mà bạn phải hoàn thành trước khi tốt nghiệp.
9. Học bổng du học tại Pháp
Sinh viên quốc tế nổi bật có thể nộp đơn cho quỹ học bổng Eiffel Excellence Scholarship Programme. Nếu giành được suất học bổng này, bạn sẽ có khoảng 25 triệu đồng sinh hoạt phí mỗi tháng.
Ngoài ra còn có các chương trình học bổng khác như chương trình Erasmus, quỹ học bổng của các trường đại học…
10. Khả năng xin việc tại Pháp sau khi tốt nghiệp
Để có thể được ở lại và làm việc tại Pháp, việc đầu tiên bạn cần làm là nộp đơn xin thay đổi hình thức cư trú bằng cách nộp đơn cho chính quyền địa phương khi bạn đã tìm được việc làm.
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp từ bậc thạc sĩ trở lên được gia hạn thời gian cư trú lên đến một năm. Trong thời gian này, bạn có thể làm việc 60% số giờ làm việc toàn thời gian mà không phải nộp đơn xin thay đổi hình thức cư trú.
Theo DNSG
Bình Dương: Cho học sinh tiểu học ăn thịt thối, cá ôi là 'chuyện thường'?