88Point88Point

【trận club america】Tìm kiếm động lực thay thế để đạt “mục tiêu kép”

Chính phủ kiên định “mục tiêu kép",ìmkiếmđộnglựcthaythếđểđạtmụctiêukétrận club america thực hiện linh hoạt, sáng tạo
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Ngành Tài chính chủ động, sáng tạo, nỗ lực hoàn thành “mục tiêu kép”
Ngành Hải quan thực hiện “mục tiêu kép”: Nhìn từ các cửa khẩu trọng điểm
TS. Cấn Văn Lực
TS. Cấn Văn Lực

Ông đánh giá như thế nào về việc thực hiện “mục tiêu kép” cho nền kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm?

Nói về điểm sáng, mặc dù dịch bệnh thế giới và Việt Nam diễn biến rất phức tạp nhưng tình hình nước ta vẫn trong tầm kiểm soát. Chính sách tiêm vắc xin phòng Covid-19 đang được đẩy mạnh triển khai. Hơn nữa, trong bối cảnh thế giới, giá cả hàng hóa tăng tương đối nhanh nhưng lạm phát vẫn được kiềm chế tốt so với trước. 6 tháng đầu năm tăng 1,64% so với cùng kỳ. Theo đà này, chúng tôi dự báo cả năm nay, lạm phát bình quân sẽ ở mức khoảng 3%.

Về thương mại, xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng tương đối tốt. Chính sách tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp cũng rất thuận lợi khi tỷ giá ổn định, lãi suất đang trên đà giảm tương đối tích cực; tuy nhiên chúng ta không thể nới lỏng quá mức vì còn liên quan đến dịch chuyển kênh đầu tư và kiềm chế lạm phát.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn đương đầu, cần nhận diện và kiểm soát với nhiều thách thức về dịch bệnh, chiến tranh thương mại, rủi ro về thiên tai, lũ lụt, cùng nỗi lo về “bong bóng” tài sản, bất ổn tài chính toàn cầu. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam luôn hy vọng về dịch chuyển dòng vốn đầu tư, nhưng vốn FDI đăng ký trong 7 tháng giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, trong khi vốn thực hiện tăng gần 4%. Nhìn vào số liệu dịch chuyển từ thị trường Trung Quốc, Hồng Kông sang Việt Nam, cùng kỳ năm ngoái ghi nhận đà tăng nhưng sang đến năm nay, sự dịch chuyển dòng vốn này đang giảm gần 50%.

Trong khi đó, giải ngân đầu tư công chậm rất rõ rệt. Số lượng doanh nghiệp mới tháng 7 chỉ tăng 0,7%, còn số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động rất đáng chú ý. Ngoài ra, trong các ngân hàng, khối lượng nợ xấu cũng có nguy cơ tăng cao, việc cơ cấu lại nền kinh tế tiến triển chậm.

Theo ông, cần phải làm để linh hoạt vượt qua khó khăn, đạt “mục tiêu kép” như kế hoạch đề ra?

Tình hình dịch bệnh vẫn chưa biết sẽ diễn biến thế nào trong những tháng cuối năm và mức độ tác động tới nền kinh tế ra sao để đưa ra con số điều chỉnh phù hợp. Dù tăng trưởng GDP quý 2/2021 đạt 6,61% và 6 tháng đầu năm ước đạt 5,64%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 0,39% và 1,82% của kỳ năm trước, song một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã sớm phản ánh tác động tiêu cực của đợt dịch này.

Vì thế, Việt Nam vẫn phải kiên trì và thực hiện linh hoạt “mục tiêu kép” là vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên hàng đầu hiện nay vẫn phải là tiếp tục phòng chống và kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả, cùng với việc đẩy nhanh tiến trình vắc xin. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp cùng với việc đánh giá, nghiên cứu đưa ra các phương án, gói hỗ trợ bổ sung tiếp theo.

Đồng thời, Chính phủ cần sớm xây dựng chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh "bình thường mới" và sau dịch Covid-19 nhằm chủ động tận dụng cơ hội phục hồi mạnh cũng như kiểm soát rủi ro phát sinh, như giá cả tăng, lạm phát tăng, đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi lao động… nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và dài hơi hơn.

Bên cạnh đó, để kiên định “mục tiêu kép”, chúng ta cần tìm kiếm các động lực tăng trưởng thay thế, bổ sung và chính sách phục hồi xanh như: đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công; tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh; đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa; đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế số… Điều này rất cần các đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng cần nhất quán ưu tiên triển khai.

Ngoài các gói hỗ trợ đã và đang thực hiện, để tăng khả năng phục hồi kinh tế, ông có đề xuất gì về giải pháp hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp lúc này?

Theo tôi, Chính phủ nên xem xét sớm mở rộng đối tượng hỗ trợ tới tất cả lao động phi chính thức (lao động tự do) với mức trợ cấp 1 triệu đồng/người với quy mô 29.300 tỷ đồng, ngoài phần hỗ trợ riêng của các địa phương theo Nghị quyết 68/NQ-CP. Bởi tổng số lao động năm 2020 là 54,6 triệu người, trong đó có khoảng 29,3 triệu người (53,7%) là lao động tự do.

Với gói hỗ trợ tiền điện, các cơ quan liên quan nên giảm mạnh hơn, giảm tiếp tiền điện cho người dân và doanh nghiệp, tương đương đợt 1 năm 2020 (khoảng 9.300 tỷ đồng). Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thể xem xét mở rộng đối tượng được giảm, với ngân sách giảm bổ sung khoảng 6.800 tỷ đồng.

Với gói hỗ trợ viễn thông, hiện được công bố có giá trị ước khoảng 10.000 tỷ đồng, nhưng chủ yếu là gia tăng quyền lợi, ưu đãi cho khách hàng, không giảm trực tiếp vào giá cước, nên chỉ có tác động đến một số đối tượng nhất định. Vì thế, cách hỗ trợ tốt nhất là nên giảm giá cước 20-30% trong khoảng 3 tháng (quý 3/2021), vì như vậy tính vào chi phí của doanh nghiệp và việc hỗ trợ thiết thực hơn.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần quyết tâm, khẩn trương tháo gỡ những ách tắc, đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất cho người dân và doanh nghiệp. Với người dân, không để hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu xảy ra, cần nhất quán hơn về cách thức hoạt động của các chốt kiểm soát, của các shippers ở những địa phương giãn cách xã hội, tránh hiện tượng mỗi nơi, một kiểu như hiện nay. Với doanh nghiệp, mô hình "hai tại chỗ, một xanh" (ăn và làm việc tại chỗ, ở một chỗ khác an toàn, khi cần có thể là nơi cách ly luôn hoặc bố trí nơi cách ly khác do doanh nghiệp thu xếp) tỏ ra khá hiệu quả, phù hợp hơn cả và đang được Thái Lan áp dụng theo chương trình có tên gọi là "Thử nghiệm Nhà máy – Factory Sanbox".

Đặc biệt, ngoài gói hỗ trợ 20.000 tỷ đồng mà Bộ Tài chính đang đề xuất, Chính phủ cần tăng khả năng tiếp cận vốn hỗ trợ thanh khoản cho các doanh nghiệp. Một số điều kiện cơ bản như lãi suất hỗ trợ cho vay khoảng 4%/năm, thực hiện qua các ngân hàng thương mại hoặc các quỹ phát triển doanh nghiệp, với sự bảo lãnh của các quỹ bảo lãnh tín dụng. Tổng giá trị các gói hỗ trợ bổ sung nêu trên sẽ khoảng gần 40.000 tỷ đồng (0,62% GDP năm 2021), chưa kể giá trị hỗ trợ còn gia tăng khi điều chỉnh, gia hạn các chính sách hiện hành.

Xin cảm ơn ông!

赞(565)
未经允许不得转载:>88Point » 【trận club america】Tìm kiếm động lực thay thế để đạt “mục tiêu kép”