【lịch đá banh c1】Công bố các tiêu chuẩn xếp hạng đại học của Việt Nam

时间:2025-01-12 13:46:27 来源:88Point

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trình dự thảo  Quy định về phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học.

TheôngbốcáctiêuchuẩnxếphạngđạihọccủaViệlịch đá banh c1o đó, Phân tầng là sự sắp xếp theo nhóm các cơ sở Giáo dục Đại học (GDĐH) dựa trên các tiêu chí qui định. Xếp hạng là sự sắp xếp các cơ sở GDĐH theo thứ tự cao, thấp về chất lượng được tính bằng điểm theo khung xếp hạng trong mỗi tầng của hệ thống GDĐH. 

Công bố các tiêu chuẩn và tiêu chí phân tầng, xếp loại ĐH, CĐ

Công bố các tiêu chuẩn và tiêu chí phân tầng, xếp loại ĐH, CĐ

Mục đích phân tầng cơ sở GDĐH nhằm phục vụ công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH phù hợp với yêu cầu cơ cấu nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; là căn cứ để các trường xác định mục tiêu đào tạo trung hạn và dài hạn, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp; là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước xây dựng cơ chế chính sách và thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống GDĐH. 

Xếp hạng cơ sở GDĐH nhằm công khai minh bạch chất lượng đào tạo, NCKH của các cơ sở GDĐH; đánh giá năng lực, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của các cơ sở GDĐH một cách khách quan, làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có cơ chế đặt hàng, đầu tư phù hợp; tạo sự cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học trong toàn hệ thống.  

Tiêu chí cơ sở GDĐH định hướng nghiên cứu: Là trường đại học có hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực khoa học cơ bản chiếm tỷ trọng cao, nổi bật trong các hoạt động nghiên cứu; có đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên giàu năng lực; có các cơ sở nghiên cứu chuyên sâu để thực hiện các nghiên cứu cơ bản, phát triển các công nghệ nguồn; có năng lực giải quyết các vấn đề khoa học cấp quốc gia và quốc tế;

Đào tạo nguồn nhân lực từ trình độ đại học đến trình độ tiến sĩ trong các lĩnh vực khoa học đa dạng, cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho các viện nghiên cứu, các trường đại học, học viện trong cả nước, đóng vai trò chủ lực trong xây dựng đội ngũ nhân lực để phát triển nền kinh tế tri thức.

Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo: Quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ không dưới 50% tổng qui mô toàn trường; Số chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu chiếm hơn 60% tổng số các chương trình đào tạo của trường; Có không ít hơn 70% số ngành đào tạo có các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ; Có không ít hơn 50% số ngành đào tạo có các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.

Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ: Kinh phí dành cho hoạt động khoa học công nghệ không ít hơn 25% tổng kinh phí hoạt động hằng năm của trường; Quỹ thời gian dành cho hoạt động khoa học công nghệ của giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không ít hơn 50% tổng thời gian làm việc hằng năm; Ít nhất 80% các chương trình nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học công nghệ, đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc tương đương có các nghiên cứu sinh tham gia; Có ít nhất một cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản chuyên sâu hoặc một trung tâm nghiên cứu phát triển các công nghệ nguồn.

Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học: Ít nhất 40% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của trường có trình độ tiến sĩ; Ít nhất 25% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của trường có chức danh Giáo sư, Phó giáo sư; Đào tạo và cấp bằng ít nhất 50 tiến sĩ/năm; Hằng năm công bố ít nhất 50 bài báo, công trình nghiên cứu kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế trong danh mục ISI, SCI;

Có ít nhất 70% số chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu của trường được các tổ chức kiểm định chất lượng công nhận, trong đó có không ít hơn 30% số chương trình này được các tổ chức kiểm định chất lượng khu vực, quốc tế công nhận.

Các tiêu chí khác được nêu chi tiết trên website của Bộ GD-ĐT.

Mai Thi

 

 

 

推荐内容