【lịch thi cup c1】Nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại toàn cầu

Không sử dụng vũ lực nhưng cuộc chiến thương mại giữa những cường quốc trên thế giới lại tác động rất lớn,ơxảyracuộcchiếnthươngmạitoncầlịch thi cup c1 ảnh hưởng đến sự sống còn của những quốc gia liên quan.

Truyền thông Trung Quốc gửi thông điệp, “đừng hy vọng Trung Quốc sẽ đáp ứng tất cả các yêu cầu từ phía Mỹ”. Nguồn: Getty Images

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa hạ nhiệt

Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc đã gia tăng trong thời gian gần đây khi hai nước liên tục đưa ra những đòn “ăn miếng trả miếng” liên quan đến mức thuế mới sẽ áp dụng đối với những mặt hàng xuất khẩu của nhau. Mặc dù mới đây, Mỹ và Trung Quốc đã có cuộc tham vấn thương mại song giữa Washington và Bắc Kinh vẫn còn những bất đồng đòi hỏi hai bên cần có nhiều nỗ lực hơn nữa. Trước tiên, Mỹ mong muốn Trung Quốc lập tức cắt giảm sự mất cân bằng thương mại song phương và chấm dứt trợ giá cho mặt hàng công nghệ tiên tiến. Washington yêu cầu Trung Quốc giảm 200 tỉ USD thặng dư thương mại với Mỹ trước năm 2020, đồng thời cắt giảm thuế nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng xuống các mức không cao hơn biểu thuế của Mỹ.

Về phía Trung Quốc, mặc dù khẳng định không muốn một cuộc chiến thương mại với Mỹ, nhưng Bắc Kinh cũng đáp trả với một danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Mỹ như đậu nành, ô tô và máy bay hạng nhẹ, tổng trị giá khoảng 50 tỉ USD sẽ chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn khi vào thị trường Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã đưa ra một gói các biện pháp ngắn hạn, như việc cắt giảm thuế áp lên mặt hàng ô tô và gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ, nhằm trì hoãn quyết định của Mỹ về áp đặt thuế lên lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 50 tỉ USD.

Hệ lụy của cuộc chiến thuế quan trên sẽ làm cả Mỹ và Trung Quốc đều bị thiệt hại. Theo đó, Mỹ sẽ để mất gần 455.000 việc làm và khiến GDP hàng năm giảm tới 49,2 tỉ USD trong hai năm tới đây. Còn đối với Trung Quốc, giá trị gia tăng xuất khẩu vào Mỹ sẽ giảm nhiều so với hiện nay là tương đương 3% GDP nước này.

Nhìn ở góc độ vĩ mô, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc còn châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu. Nếu cuộc chiến này xảy ra, sẽ ảnh hướng tới tăng trưởng kinh tế thế giới, ước tính tương đương 1-3% trong vài năm tới.

Để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, ông Lưu Hạc, Phó Thủ tướng, Cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sẽ tới Mỹ trong tuần tới nhằm tiếp tục đàm phán về vấn đề này giữa hai bên.

Nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại Mỹ - EU

Tháng 3 vừa qua, Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế lần lượt 10% và 25% đối với các mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu, tuy nhiên tạm miễn áp dụng các mức thuế này với Liên minh châu Âu (EU) và 6 nước khác. Thời hạn miễn trừ đối với EU kết thúc vào ngày 1-6. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ dẫn đến một loạt biện pháp trả đũa từ EU và có thể làm bùng phát một cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu.

Mới đây, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier đã lên tiếng kêu gọi một thỏa thuận thương mại mới giữa EU và Mỹ, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp nhằm giúp giảm mức thuế quan giữa hai bên. Lời kêu gọi của Bộ trưởng Kinh tế Đức đưa ra trong bối cảnh, sau ngày 1-6 tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ áp mức thuế cao đối với các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu từ EU, nếu EU không nhượng bộ trong các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, lời kêu gọi của phía Đức chưa chắc sẽ được một số quốc gia EU chấp thuận bởi những yếu tố cạnh tranh thương mại.

Ngoài ra, hiện tại còn diễn ra cuộc chiến thương mại Mỹ - Nga và EU - Nga cũng có tác động rất lớn đến kinh tế toàn cầu.

Nếu cuộc chiến thương mại giữa những cường quốc thật sự diễn ra sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế toàn cầu, trong đó đáng quan ngại là các quốc gia nghèo và đang phát triển.

HN tổng hợp

Thể thao
上一篇:Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
下一篇:BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng