88Point88Point

【kết quả bóng đá châu âu tối qua】Bài 3: Bệnh viện chạy đua, người dân hưởng lợi

bệnh viện

Xếp hàng đăng ký bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Việt Đức.

>> Bài 2: Bệnh nhân sẽ được phục vụ đúng nghĩa là 'khách hàng'

>> Bài 1: Giải pháp bỏ cơ chế 'bao cấp ngược'

Ông Nguyễn Nam Liên,àiBệnhviệnchạyđuangườidânhưởnglợkết quả bóng đá châu âu tối qua Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ Y tế khẳng định khi trao đổi với phóng viên TBTCVN xung quanh câu chuyện về vấn đề tăng viện phí bắt đầu từ ngày 1/3 vừa qua.

* PV: Sau gần 2 tháng Thông tư liên tịch của Bộ Y tế - Bộ Tài chính (số 37/2015/TTLT-BYT-BTC) về điều chỉnh mức giá viện phí có hiệu lực, qua tìm hiểu cho thấy, nhiều ý kiến của người dân mong muốn các dịch vụ và viện phí nên điều chỉnh theo lộ trình tăng dần, việc tăng một lúc tới 30% là khá đột ngột. Xin ông nói rõ hơn về vấn đề này?

- Ông Nguyễn Nam Liên:Đúng ra giá viện phí đã được điều chỉnh tăng từ đầu năm 2015 để thực hiện chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 63 của BCH TW và Nghị quyết 68 của Quốc hội, Nghị định 16 của Chính phủ. Trong các văn bản này đã nêu rất rõ, đến năm 2016 giá dịch vụ công nói chung và giá dịch vụ y tế nói riêng phải tính đủ chi phí trực tiếp vào tiền lương. Chính vì vậy, liên Bộ đã tính tiền lương vào giá dịch vụ y tế.

lien
Ông Nguyễn Nam Liên

Việc tính tiền lương, phụ cấp vào giá đòi hỏi nhiều thời gian nên từ đầu năm 2015 cho đến nay, sau khi liên Bộ Tài chính và Y tế đã tính toán cơ bản xong tiền lương và giá dịch vụ y tế sao cho hợp lý, cân bằng và khoa học nhất mới ký ban thành Thông tư. Chính vì vậy, chúng tôi khẳng định, thời điểm ban hành ngày 1/3 với mức tăng trung bình 30% là hoàn toàn hợp lý.

Mặc dù viện phí tăng, nhưng có thể thấy rằng các chi phí thực của người khám chữa bệnh được giảm nhiều. Bởi lẽ, trong bảng giá dịch vụ đã được tính đủ các chi phí, đủ vật tư nên người bệnh không phải mua ngoài nữa.

Suy cho cùng bản chất của việc tăng giá không phải là tăng thêm chi phí thực hiện các dịch vụ y tế, mà là chuyển những khoản chi trước đây do Nhà nước bao cấp cho các bệnh viện sang cho người dân tham gia bảo hiểm và bảo hiểm xã hội chi trả.

Thêm vào đó, người dân sử dụng dịch vụ y tế theo yêu cầu hoặc dịch vụ kỹ thuật được cung cấp từ máy móc đầu tư từ nguồn xã hội hoá, sau khi viện phí tăng, mức đóng chênh lệch lại được giảm đi nhiều.

Mặt khác, để tránh việc tăng viện phí có thể gây sốc cho người dân nên trước tiên mức tăng 30% từ 1/3/2016 và 50% từ 1/7/2016 hiện chỉ áp dụng cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Đến cuối năm 2016 sẽ mở rộng đến mọi đối tượng.

* PV: Vậy xin ông cho biết cụ thể, từ sau ngày 1/7 tới khi mức giá viện phí tăng lên 50% sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến các đối tượng khám chữa bệnh?

- Ông Nguyễn Nam Liên:Từ ngày 1/7, đối tượng chịu nhiều tác động nhất khi giá viện phí mới tăng là những người không có BHYT. Thậm chí, đến cuối năm 2016 với những quy định mới mở rộng đến mọi đối tượng thì người không tham gia BHYT vẫn sẽ là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Chính vì vậy, để giảm chi phí trong các đợt tăng giá, người dân nên tham gia BHYT.

* PV: Lại có ý kiến cho rằng, đa số những người chưa có BHYT là người thu nhập thấp, do đó sẽ phải chịu thiệt khi giá viện phí tăng cao. Về vấn đề này, ông đánh giá như thế nào?

- Ông Nguyễn Nam Liên:Hiện nước ta có khoảng 26 triệu người chưa có BHYT. Riêng đối với người nghèo, người thuộc diện chính sách thì đã được Nhà nước hỗ trợ 100% mua BHYT. Còn lại, các hộ cận nghèo đã được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70% để tham gia BHYT.

Thêm vào đó, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố sử dụng ngân sách địa phương, các nguồn vốn khác và Bộ Y tế cũng đã huy động một số dự án ODA để hỗ trợ thêm cho người cận nghèo. Ngoài ra, với các đối tượng khác, nếu tất cả các thành viên trong gia đình cùng mua BHYT, sẽ được hỗ trợ giảm giá 40%.

Như vậy, chính sách hỗ trợ đã bao phủ hầu hết các đối tượng, nên nếu người dân vẫn không tham gia BHYT thì phải chấp nhận tốn kém khi giá viện phí tăng. Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi đã tạo thuận lợi cho người dân rất nhiều, người dân nên tham gia BHYT để được hưởng các lợi ích mới từ chính sách.

* PV: Theo ông đánh giá, khi mức giá viện phí tăng, liệu có đồng nghĩa với việc chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cũng sẽ tăng theo?

- Ông Nguyễn Nam Liên:Như tôi đã đề cập ở trên, theo công thức mà liên Bộ Tài chính – Y tế tính toán, trong cách tính viện phí mới, tiền lương của cán bộ y tế được lấy từ nguồn thu của người khám chữa bệnh và quỹ bảo hiểm y tế. Do đó, muốn có thu nhập cao, các bệnh viện phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cán bộ y tế phải nâng cao chất lượng và thái độ phục vụ để thu hút người dân.

Điều đó có nghĩa là thay vì tư duy sai lệch như trước, cán bộ ngành Y phải coi bệnh nhân là khách hàng để phục vụ. Theo đó, muốn có đông khách phải có chất lượng tốt. Đây cũng là nhân tố phát huy tính cạnh tranh giữa các bệnh viện và khi đó, tất nhiên đối tượng được hưởng lợi sẽ là người dân đến khám chữa bệnh.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Uyên Tố

赞(82653)
未经允许不得转载:>88Point » 【kết quả bóng đá châu âu tối qua】Bài 3: Bệnh viện chạy đua, người dân hưởng lợi