Iran cùng lúc bắt tay với Nga và Trung Quốc tạo nên thế mạnh mới làm cho thỏa thuận hạt nhân giữa nước này với Nhóm P5+1 sẽ xoay chiều.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi. Ảnh: THX
Iran đã chính thức trở thành thành viên thường trực thứ 9 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Sau 21 năm thành lập,ạigầnvớiNgaTrungQuốcThỏathuậnhạtnhncđượccứxep hang ha lan SCO gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Pakistan và 4 nước Trung Á thuộc Liên Xô trước đây (Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan) và hiện có thêm Iran với tư cách là một tổ chức chính trị, kinh tế và an ninh để cạnh tranh với các thể chế phương Tây. SCO đã hai lần mở rộng số thành viên, hiện 3 quốc gia đang có tư cách quan sát viên, cùng với 13 quốc gia đối tác đối thoại. Tương lai của khối hứa hẹn ngày càng mở rộng.
Là một trong bốn nước quan sát viên của SCO, Iran đã đăng ký trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức này vào năm 2008, tuy nhiên nỗ lực của nhà nước quốc gia Hồi giáo này đã bị chậm lại do các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Mỹ áp đặt đối với chương trình hạt nhân của Tehran. Đến tháng 9-2021, tại một hội nghị ở Dushanbe, các thành viên của khối SCO đã tán thành tư cách thành viên trong tương lai của Iran.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi mới đây tuyên bố Tehran sẽ theo đuổi tư cách thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), trong bối cảnh việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân lâm vào thế bế tắc. Ông Raisi nhấn mạnh Tehran muốn “tận dụng tối đa sức mạnh kinh tế và năng lực khu vực” của các nước thành viên SCO “vì lợi ích quốc gia của Iran”.
Trong khi đó, Iran và Nga cũng đã xích lại gần nhau trong thời gian gần đây. Trong cuộc gặp gần đây với Tổng thống Nga Putin, lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei bày tỏ ủng hộ dành cho quyết định của Kremlin phát động cuộc chiến với Ukraine. Còn hồi tháng 8, giới chức Mỹ nói rằng Iran đã bắt đầu xuất khẩu nhiều UAV chiến đấu cho Nga để Nga có thể sử dụng trong xung đột quân sự đó. Trước đây, Nga, Iran và lực lượng dân quân Shiite của Iran đã chiến đấu sát cánh bên nhau ở Syria chống lại IS.
Sở dĩ Nga và Iran xích lại gần nhau bởi vì cả hai bên đều thu được lợi ích. Phía Nga muốn hợp tác với Iran để mở lối đi mới, đặc biệt là tài chính. Hiện Nga bị phong tỏa tài chính thế giới nếu quan hệ tốt với Iran, Matxcơva sẽ có cơ hội tiếp cận hệ thống tài chính thế giới thông qua Iran.
Thứ hai, việc giảm nhẹ trừng phạt trong bản thỏa thuận đã mở đường cho một hợp đồng trị giá 10 tỉ USD giữa Nga và Iran về xây dựng một cơ sở hạt nhân ở Iran. Thỏa thuận này vẫn chưa kích hoạt do các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, thỏa thuận hạt nhân mới sẽ cung cấp cho Iran nguồn lực để thanh toán với Nga.
Thứ ba, với lệnh cấm vũ khí của LHQ đối với Iran hết hạn, Nga giờ có thể bán cho Iran một loạt các loại vũ khí thông thường có thể trị giá tới hàng tỉ USD. Trong nhiều năm, Iran đã bày tỏ ý định muốn mua các hệ thống vũ khí hiện đại của Nga. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt và việc Iran thiếu nguồn lực tài chính… đã ngăn ngừa các thỏa thuận đó cho tới nay.
Thứ tư, Tehran và Matxcơva có nhiều cơ hội hơn trong hợp tác năng lượng đặc biệt là tiêu thụ dầu mỏ.
Trong một diễn biến liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani cho hay, ông không loại trừ khả năng diễn ra cuộc họp về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc thế giới. Tuy nhiên, ông Kanaani bác bỏ khả năng tiến hành cuộc gặp song phương giữa các quan chức Iran và Mỹ.
Mới đây, Iran cũng đã tái khẳng định sẵn sàng hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA), sau khi cơ quan này tuyên bố không thể đảm bảo bản chất hòa bình trong chương trình hạt nhân của Tehran. Tổng thống Iran Ebrahim Raisi khẳng định trước LHQ rằng quốc gia này không tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân và đề nghị Mỹ đảm bảo sẽ tuân thủ đầy đủ nếu thỏa thuận hạt nhân được khôi phục.
Thực tế, cho dù Nga, Trung Quốc có bật đèn xanh và Iran có những động thái tích cực để hòa đàm nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân nhưng bất đồng giữa Tehran và Washington còn quá lớn nên thỏa thuận hạt nhân với Iran khó được cứu vãn.
HN tổng hợp