Thành phố Tây Ninh là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh với tiềm năng phát triển du lịch,âyNinhbiếntiềmnăngdulịchthànhlợithếpháttriểnkinhtếxãhộchấp 1.5/2 đặc biệt hiện nay, Khu di tích lịch sử văn hoá - danh thắng và du lịch núi Bà Đen đã đầu tư xây dựng thêm tuyến cáp treo tốc độ cao cùng các công trình kiến trúc tâm linh đặc sắc như tượng Phật Bà, khu trưng bày nghệ thuật Phật giáo... Lượng khách du lịch đến với Tây Ninh ngày một tăng là tiềm năng vô cùng lớn để thành phố Tây Ninh đầu tư phát triển chợ đêm, khu vực vui chơi, mua sắm về đêm.
Hiện nay, thành phố Tây Ninh có hệ thống cơ sở lưu trú tương đối nhiều, gồm 13 khách sạn 1 sao; 5 khách sạn 2 sao, 1 khách sạn 3 sao; 1 khách sạn 5 sao; đáp ứng phần lớn nhu cầu lưu trú của du khách đến Tây Ninh nói chung và thành phố Tây Ninh nói riêng.
Đây là những tiềm năng đang được Tây Ninh tích cực thúc đẩy trở thành lợi thế phát triển.
Trên cơ sở Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam do Thủ tướng ban hành, cùng với Đề án một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm, trong đó, có mô hình hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ thuật; mua sắm, giải trí ban đêm; tham quan du lịch đêm... của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành, Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hoá các nhiệm vụ thực hiện mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong đó, đề ra nhiệm vụ, giải pháp phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí ban đêm, hình thành các trung tâm mua sắm, ẩm thực tập trung đa dạng và có chất lượng nhằm thu hút và giữ chân khách du lịch, tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng.
Tại Kế hoạch số 1833/KH-UBND về phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho UBND Thành phố Tây Ninh xây dựng đề án phát triển khu mua sắm, ẩm thực, vui chơi giải trí, phố đi bộ, chợ đêm quy mô lớn tại thành phố Tây Ninh.
Để loại hình này thực sự phát triển, cần có sự vào cuộc, chung tay của nhiều sở, ngành chức năng và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Mới đây, đơn vị đã phối hợp UBND Thành phố tổ chức học tập kinh nghiệm mô hình hoạt động kinh tế ban đêm tại thành phố Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên.
Được biết, hiện nay, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với UBND Thành phố và các sở, ngành, địa phương liên quan triển khai các giải pháp để hình thành và khai thác, phát huy lợi thế các hoạt động dịch vụ ban đêm gắn với phát triển sản phẩm du lịch đêm nhằm thu hút khách du lịch lưu trú tại Tây Ninh dài ngày hơn, tạo ra giá trị gia tăng cao.
Trong đó tập trung xác định khu vực, địa bàn cụ thể để phát triển mô hình sản phẩm du lịch đêm; kêu gọi, vận động đầu tư xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đêm, các dịch vụ văn hoá đặc sắc, giải trí, ẩm thực và mua sắm tập trung ban đêm. Tạo điều kiện khuyến khích, ưu đãi các tổ chức, cá nhân kinh doanh tham gia hoạt động chợ đêm; kết nối chợ đêm, các trung tâm mua sắm với điểm tham quan, du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, giải trí của nhân dân nói chung và khách du lịch nói riêng, tăng cường ứng dụng công nghệ số trong công tác truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch nói chung và sản phẩm du lịch đêm nói riêng.
Bạt Tuấn và nhóm PV, BTV