您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【thứ hạng của arminia bielefeld】Kho bạc không có bạc!

Cúp C13441人已围观

简介Để thực hiện được mục tiêu này, từ nhiều năm nay, KBNN đã luôn tiên phong, đột phá trong ứng dụng cô ...

Để thực hiện được mục tiêu này,ạckhôngcóbạthứ hạng của arminia bielefeld từ nhiều năm nay, KBNN đã luôn tiên phong, đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các lĩnh vực quản lý và hoạt động nghiệp vụ, đồng thời nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng ngân sách.

Điện tử hóa giao dịch

Là cơ quan phục vụ các đối tượng có quan hệ với ngân sách nhà nước (NSNN), bao gồm nhiều mảng nghiệp vụ chuyên môn và khối lượng giao dịch lớn, phức tạp như KBNN thì việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ là cực kỳ phức tạp. Nhưng bằng tất cả những nỗ lực và sự đoàn kết, có thể khẳng định, KBNN đã làm rất tốt công việc này.

Từ quan niệm coi CNTT chỉ là công cụ hỗ trợ cho các hoạt động nghiệp vụ, chuyển bớt một phần lao động bằng sức người sang tự động hóa, đến nay, CNTT trong hệ thống KBNN đã phát triển vượt bậc, có những tác động rất lớn đến cơ chế quản lý, đặc biệt là các quy trình và thao tác nghiệp vụ.

kho bạc 3 không
Tiến tới kho bạc "3 không", cảnh tượng khách hàng xếp hàng chờ đến lượt giao dịch sẽ không còn nữa. Ảnh: HT

Với những ứng dụng công nghệ linh hoạt, KBNN đã triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên kho bạc trong toàn quốc, tạo ra một sự thay đổi lớn, giúp cho việc chuyển tiền, thanh toán cho khách hàng được nhanh chóng, đảm bảo an toàn, chính xác. Việc làm này được đánh giá là một bước đột phá trong công tác thanh toán của hệ thống KBNN và cải cách hành chính. Đây cũng được coi là mốc quan trọng trong phát triển thanh toán điện tử diện rộng tại Việt Nam, giúp các yêu cầu thanh toán của khách hàng được thực hiện từ kho bạc này đến kho bạc khác chỉ còn tính bằng phút và là tiền đề để thiết lập quan hệ thanh toán hiện đại giữa kho bạc và hệ thống các ngân hàng.

Từ việc triển khai đề án Hiện đại hóa công tác thu nộp NSNN đã có cải cách đột phá về quy trình thu nộp, chuyển dần phương thức thu nộp bằng tiền mặt sang hình thức thu mới hiện đại, tới thành công của dự án Tabmis (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc). Năm 2014, KBNN tiếp tục triển khai thành công phương thức thanh toán song phương điện tử (TTSPĐT) và phối hợp thu (PHT) tại 4 hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM): Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, một lần nữa đã đưa vị thế của KBNN lên tầm cao mới. Hiện tại, phương thức thanh toán mới này đã được triển khai tới hơn 700 đơn vị KBNN cấp huyện và Sở Giao dịch KBNN, cùng 45 đơn vị KBNN cấp tỉnh có mở tài khoản chuyên thu tại các NHTM...

Theo Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Hồng Hà, TTSPĐT và PHT là một thay đổi cơ bản về kỹ thuật và nghiệp vụ, ứng dụng giữa KBNN và 4 hệ thống NHTM; cải thiện đáng kể chất lượng công tác kế toán, thanh toán của KBNN; góp phần đẩy nhanh quá trình điện tử hóa công tác giao dịch giữa KBNN và NHTM nói chung và của KBNN nói riêng trong quá trình thanh toán, chi trả và tập trung các khoản thu NSNN; thay thế hoàn toàn phương thức thủ công giao nhận, xử lý và thanh toán bằng chứng từ giấy tại đơn vị KBNN cấp huyện với NHTM được duy trì được từ trước đến nay. Từ đó góp phần cải cách thủ tục hành chính và tăng cường công tác thanh toán không dùng tiền mặt, theo chủ chương của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước.

Bên cạnh đó, bằng việc điện tử hóa giao dịch và mở rộng khả năng kết nối với các hệ thống khác, TTSPĐT và PHT còn giúp các khoản thu nộp NSNN có thể đến KBNN qua nhiều kênh thanh toán đa dạng, dưới hình thức chứng từ điện tử, tự động, an toàn và kịp thời.

kho bạc 3 không
Hiện KBNN đang có kế hoạch đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trẻ có nhiều tiềm năng. Ảnh: HT

Theo ông Hà, bằng phương thức thanh toán mới này, việc tiến tới KBNN “3 không” chỉ còn là thời gian, bởi giờ đây, khách hàng đã có nhiều lựa chọn hơn về địa điểm thực hiện nghĩa vụ với NSNN tại các điểm thu của hệ thống NHTM thay vì chỉ đến KBNN. Đồng thời, khách hàng cũng không phải trực tiếp giao dịch với các cán bộ kho bạc nữa mà có thể chọn cách nộp NSNN bằng thao tác các lệnh thanh toán qua Internet, qua tin nhắn,.... Điều này đã được chứng minh trong “mùa quyết toán” năm 2014 vừa qua, khi tại các đơn vị KBNN đã không còn cảnh nhiều khách hàng đến ngồi chờ làm thủ tục giao dịch nữa. Lượng chứng từ giấy cũng không còn nhiều và điều quan trọng là các đơn vị KBNN đã chủ động được nguồn tiền để chi trả cho các cấp ngân sách. Có thể nói, năm 2014, các cán bộ KBNN đã có một “mùa quyết toán thảnh thơi”.

Tiến tới kho bạc “3 không” cũng đồng nghĩa với các thủ tục hành chính phải nhanh gọn, không rườm rà. Để làm được điều đó, KBNN đã rất nỗ lực trong công tác cải cách thủ tục hành chính hướng đến các đối tượng phục vụ. Cho đến nay, KBNN đã đơn giản hóa được 20 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực kiểm soát, thanh toán vốn; kho quỹ; nộp thuế, phí, lệ phí vào NSNN vốn. Đồng thời, KBNN đã cắt bỏ 4 thủ tục, bao gồm 2 thủ tục liên quan đến lĩnh vực huy động vốn và 2 thủ tục liên quan nộp thuế, phí, lệ phí vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan thu tại KBNN....

Thực hiện mô hình “Một cửa”, KBNN cũng hướng tới mục tiêu tạo bước chuyển mới trong phục

vụ khách hàng bằng cách giảm thời gian và chi phí thông qua việc khách hàng chỉ phải liên hệ với bộ phận chuyên trách từ khâu tiếp nhận hồ sơ, đóng dấu, trả kết quả cuối cùng,...

Hướng tới kho bạc điện tử

Mục tiêu hiện đại hóa KBNN và hình thành Kho bạc điện tử vào năm 2020 tuy đã đạt được những kết quả ban đầu, nhưng lộ trình tiếp theo vẫn còn nhiều thách thức, bởi Kho bạc “3 không” cũng nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết.

Theo hoạch định, đến năm 2020, KBNN sẽ không còn thu, chi tiền mặt, không giao dịch trực tiếp với khách hàng và không có chứng từ giấy. Lúc này, bài toán đặt ra là việc thiếu cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin và nguồn nhân lực,... Đặc biệt, hướng tới KBNN điện tử thì đội ngũ cán bộ phải tinh gọn và có chất lượng.

Lường trước những khó khăn này, KBNN đã có những kế hoạch nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin xuyên suốt từ KBNN trung ương đến các KBNN tỉnh/thành phố, quận/huyện. Đồng thời, toàn ngành tổ chức nhiều hoạt động đào tạo cả ở trong nước và ngoài nước cho các cán bộ trẻ có nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, KBNN cũng thường xuyên đào tạo về ứng dụng tin học cũng như về quy trình nghiệp vụ, cơ chế chính sách mới cho cán bộ làm công tác tin học tại các đơn vị KBNN, nhằm rút ngắn khoảng cách về trình độ giữa cán bộ tin học các cấp, đặc biệt là tại các huyện khó khăn, vùng sâu vùng xa.

Theo lãnh đạo KBNN, đến năm 2020, ngành Kho bạc sẽ không thực hiện thu, chi bằng tiền mặt. Đó là lúc “Kho bạc mà không có bạc”, cũng lúc này lượng cán bộ làm công tác kho quỹ sẽ dôi dư. Vì thế, ngay từ bây giờ, KBNN đã đưa ra kế hoạch đào tạo lại nghiệp vụ để chuyển đổi công việc cho các cán bộ này, cũng như sắp xếp lại bộ máy, hoàn thiện lại các chế độ, văn bản. Đây sẽ là một cuộc “lột xác” rất lớn của toàn ngành Kho bạc.

Hạnh Thảo

Tags:

相关文章