Tiếp công dân là việc cơ quan,ườnghợpcơquannhagravenướcđượctừchốitiếkq cagliari tổ chức, đơn vị, cá nhân... đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất. Và tại Khoản 2, Điều 3 luật này đã quy định: Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân. Đồng thời, tại Điều 6 của luật này nêu rõ về các hành vi bị nghiêm cấm trong tiếp công dân: Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp. Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân...
Như vậy, việc tiếp công dân là trách nhiệm của cơ quan nhà nước và các cá nhân có liên quan. Tuy nhiên, luật cũng quy định về những trường hợp các cơ quan nhà nước, cá nhân có quyền được từ chối tiếp công dân. Cụ thể, tại Điều- 9 Luật Tiếp công dân có quy định rất rõ việc người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân; Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài; Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
N.N