Trong bài viết này, chúng tôi xuất phát từ góc nhìn kinh tế- xã hội để tiếp cận tư tưởng đó của Người. 1. Việc lựa chọn mô hình kinh tế - xã hội hay là con đường phát triển của các quốc gia dân tộc được đặt ra trong 1-2 thế kỷ gần đây, mà chủ yếu từ sau thế chiến thứ II. Sau mấy thập niên tìm tòi con đường phát triển: hoặc đi theo mô hình kinh tế - xã hội của chủ nghĩa tư bản tự do, hoặc đi theo mô hình kinh tế - xã hội chỉ huy của chủ nghĩa xã hội hiện thực (cũ), nhiều quốc gia dân tộc (đặc biệt là các nước thuộc thế giới thứ ba) đã không thành công. Câu hỏi lớn mang tính thời đại được đặt ra: Dựa vào đâu để tìm ra mô hình phát triển phù hợp với đặc điểm của đất nước, dân tộc mình, đem lại phồn vinh và hạnh phúc cho nhân dân? Năm 1988, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã phát động Thập kỷ thế giới văn hóa vì phát triển (1988-1997) để tư duy lại khái niệm “phát triển” và tìm ra ánh sáng dẫn đạo tương lai cho nhân loại nói chung và mỗi quốc gia dân tộc nói riêng. Về cơ bản, tinh thần của tổ chức này rất phù hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra năm 1946 “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng dự kiến khai mạc ngày 24/11/2021, sẽ tổ chức theo hình thức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố và một số bộ, ngành. Đặc biệt, Hội nghị sẽ có sự tham dự và phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hội nghị nhằm đánh giá việc triển khai đường lối, chủ trương, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ thời gian qua. Hội nghị cũng là diễn đàn lắng nghe góp ý để khắc phục hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực văn hóa; xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc…, từ đó thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021 - 2026, tầm nhìn đến năm 2045. |