【kết quả bóng đá hạng 2 ý】Điểm tin sáng 29
Cùng những tin tức khác,Điểkết quả bóng đá hạng 2 ý mời Quý độc giả theo dõi:Hơn 30.000 tiến sĩ đang làm việc toàn thời gian ở đại học; Australia dự kiến thông qua dự luật cấm người dưới 16 tuổi sử dụng Facebook, TikTok, Snapchat và Instagram tuần này; Phát hiện lỗ hổng bảo mật tồn tại hơn 20 năm nhờ AI; Gen Z sợ bị AI cướp việc.
Nhiều tỉnh miền Tây đã và đang xây hồ chứa nước ngọt
Minh họa: BẢO NAM
Trong mùa khô 2015 - 2016, nước mặn bao phủ toàn tỉnh Bến Tre. Ngay sau đó tỉnh Bến Tre đã chi 85 tỉ đồng để xây dựng hồ chứa nước ngọt đầu tiên trên tuyến kênh Lấp (tuyến kênh đào có từ khoảng năm 1900) với chiều dài 7km. Hồ chứa nước nhân tạo này có sức chứa hơn 800.000m3 nước, đủ để phục vụ sinh hoạt, sản xuất trong khoảng 6 tháng mùa khô cho khoảng 200.000 người dân, hơn 13.000ha đất nông nghiệp tại địa phương.
Đây cũng là hồ chứa nước ngọt đầu tiên và lớn nhất của vùng ĐBSCL tại thời điểm đó, mở ra thời kỳ đầu tư hồ chứa nước ngọt để ứng phó với hạn, mặn ở miền Tây. Đến năm 2022, UBND tỉnh Bến Tre đã cho khởi công dự án xây dựng hồ chứa nước ngọt Lạc Địa với diện tích khoảng 124ha, tổng vốn hơn 352 tỉ đồng.
Trà Vinh có Dự án hồ chứa nước với sức chứa hơn 10 triệu m3 nước, với tổng vốn hơn 1.330 tỉ đồng. Trong đó vốn ngân sách tỉnh trên 1.189 tỉ đồng, còn lại là vốn ngân sách trung ương hơn 141 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành tháng 4-2026.
Cà Mau cũng vừa đưa vào sử dụng hồ chứa nước ngọt tại huyện U Minh. Sau nhiều lần điều chỉnh vốn, công trình hồ chứa có dung tích hơn 3,8 triệu m3 này có tổng vốn cuối cùng là 248 tỉ đồng.
Hồ chứa nước ngọt tỉnh Cà Mau được kỳ vọng sẽ cung cấp nước sinh hoạt cho 11.000 hộ dân ở huyện U Minh, Trần Văn Thời, đồng thời trữ nước phục vụ dự phòng chữa cháy rừng, sản xuất nông nghiệp trong vùng.
Long An đã trình Bộ NN&PTNT và Chính phủ về việc phê duyệt dự án hồ trữ nước ngọt rộng 140ha tại vùng Đồng Tháp Mười, tổng kinh phí trên 700 tỉ đồng, phục vụ cho gần 5.000ha diện tích sản xuất, công nghiệp và phòng chống cháy rừng.
An Giang cũng có văn bản gửi một số bộ ngành đề xuất thực hiện dự án Hệ thống trữ nước ngọt gắn với hạ tầng phục vụ liên kết sản xuất vùng tứ giác Long Xuyên với hơn 3.185 tỉ đồng.
Dự án có quy mô hơn 3.050ha, dung tích trữ nước khoảng 94,53 triệu m³, nhằm điều tiết lũ, phục vụ tưới cho khoảng 30.000ha đất nông nghiệp các tỉnh An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đức Thịnh - phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, địa phương này đang xây dựng báo cáo đề xuất dự án xây dựng hồ trữ nước ngọt ở huyện Gò Công Tây, thành phố Gò Công, huyện Gò Gông Đông và huyện Tân Phú Đông. Đây là vùng đã từng xảy ra tình trạng thiếu nước sản xuất, sinh hoạt trong mùa khô 2024.
Hơn 30.000 tiến sĩ đang làm việc toàn thời gian ở đại học
Theo số liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê từ hệ thống HEMIS do các cơ sở đào tạo kê khai, số lượng giảng viên toàn thời gian năm 2024 là 91.297 người.
Trong đó giảng viên có học hàm học vị GS.TS 743 người, PGS.TS 5.629 người, tiến sĩ 23.776 người, thạc sĩ 53.412 người, đại học hơn 6.000 người và khác hơn 1.600 người.
Như vậy tổng giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ 30.148 người, chiếm 33% tổng số giảng viên.
Số liệu cho thấy phần lớn giảng viên đại học hiện nay có trình độ thạc sĩ, chiếm khoảng 58% tổng số giảng viên.
Số liệu này do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tại hội nghị giáo dục đại học tổ chức tháng 8-2024.
Australia dự kiến thông qua dự luật cấm người dưới 16 tuổi sử dụng Facebook, TikTok, Snapchat và Instagram tuần này
Theo dự thảo về Luật sửa đổi An toàn Trực tuyến, được đánh giá là luật mạng xã hội "nghiêm ngặt nhất thế giới", người dùng dưới 16 tuổi tại Australia không được sử dụng các nền tảng trực tuyến như TikTok, Snapchat và Instagram. Hạ viện Australia đã thông qua dự luật ngày 27/11 và đang chờ Thượng viện hoàn thiện lệnh cấm mạng xã hội đầu tiên trên thế giới này trong hôm nay.
Khi trở thành luật, nó chủ yếu đặt trách nhiệm lên doanh nghiệp đứng sau mạng xã hội. Những công ty này có thể bị phạt đến 33 triệu USD nếu không ngăn chặn được việc truy cập trái phép của người dùng dưới tuổi quy định.
Phát hiện lỗ hổng bảo mật tồn tại hơn 20 năm nhờ AI
Mới đây, Google đã công bố 26 lỗ hổng bảo mật được phát hiện trong OpenSSL - thư viện phần mềm mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi để triển khai các giao thức bảo mật. Đây cũng là công cụ cốt lõi cho việc mã hóa và bảo vệ thông tin trong giao tiếp qua mạng Internet, ví dụ như khi truy cập các trang web qua giao thức HTTPS. Đáng chú ý là những lỗi bảo mật này được Google phát hiện nhờ sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo.
Theo gã khổng lồ tìm kiếm, từ năm 2023, công ty đã bắt đầu sử dụng AI để kiểm tra và phát hiện các lỗi bảo mật trên phần mềm. Google cho biết, các công cụ AI có thể kiểm tra và phát hiện lỗi bảo mật trên phần mềm một cách tự động thay vì phải kiểm tra thủ công như các lập trình viên con người.
Báo cáo của Google cho thấy, công ty đã sử dụng các công cụ AI để kiểm tra lỗi bảo mật trên 272 dự án phần mềm, từ đó phát hiện ra 26 lỗi bảo mật tồn tại trên OpenSSL. Đáng chú ý là trong 26 lỗi này có một lỗi bảo mật đã tồn tại trong hơn 20 năm qua mà ai phát hiện ra.
Cụ thể, lỗi bảo mật hơn 20 năm tuổi này có tên mã là CVE-2024-9143, liên quan đến việc kích hoạt phần mềm truy cập bộ nhớ ngoài giới hạn, có thể khiến phần mềm gặp lỗi hoặc tin tặc có thể lợi dụng để thực thi các đoạn mã độc.
Gen Z sợ bị AI cướp việc
62% nhân viên Gen Z ở Mỹ và Anh lo rằng có thể bị AI thay thế trong một thập kỷ tới.
Nghiên cứu do tổ chức giáo dục General Assembly thực hiện trên gần 1.200 người trưởng thành đang làm việc tại Mỹ và gần 400 CEO tại Anh. Kết quả khảo sát cho thấy 62% lao động trẻ lo lắng AI đe dọa đến công việc. Trong khi con số này ở cấp quản lý chỉ 6%.
Nhóm chuyên gia cho rằng nhân viên cấp thấp, đặc biệt là Gen Z lo lắng bị thay thế bởi có ít quyền lực trong công ty. Họ đa phần không có tiếng nói trong các quyết định sa thải và cách AI ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Trên thực tế nhiều CEO đã sử dụng AI để cắt giảm nhân sự.
Báo cáo của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn cắt giảm nhân sự Challenger, Gray & Christmas, chỉ ra từ tháng 5/2023 đến tháng 2/2024 có hơn 4.600 việc làm tại Mỹ bị cắt giảm do bị AI thay thế.
Bảo Nam tổng hợp