当前位置:首页 > Cúp C2

【vua phá lưới ả rập xê út】Linh hoạt chính sách tài khóa để đối phó với tăng giá và lạm phát

Áp lực lạm phát lớn dù vẫn nằm trong tầm kiểm soát

Phân tích về áp lực lạm phát,ạtchínhsáchtàikhóađểđốiphóvớitănggiávàlạmphávua phá lưới ả rập xê út TS. Phạm Công Hiệp - giảng viên cao cấp, Giám đốc chương trình Cử nhân kinh doanh (Đại học RMIT) cho biết, chỉ số tiêu dùng bình quân 2 tháng đầu năm nay tăng gần 2% so với cùng kỳ năm ngoái, tức là vẫn nằm trong mức lạm phát mục tiêu dưới 4% của Chính phủ cho năm 2022. Điều này có nghĩa vẫn nằm trong mức cho phép, chưa gây tác động xấu quá mức đối với nền kinh tế và đời sống của người dân.

Tuy nhiên, trong sinh hoạt hàng ngày, người tiêu dùng đều nhận ra những lo ngại đang ngày một tăng lên về vấn đề tăng giá: giá xăng tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái, có những nơi bình gas 12kg tăng giá từ 370.000 lên 500.000 VND, đường cát trắng tăng từ 18.000 lên 30.000 đồng/kg...

Linh hoạt chính sách tài khóa để đối phó với tăng giá và lạm phát
Chỉ số tiêu dùng bình quân 2 tháng đầu năm nay tăng gần 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh minh họa: LV.

Theo TS. Hiệp, với người dân, lạm phát chỉ đơn giản là giá tăng hay giảm. Nếu ngày sau tiền mua đồ ăn, thức uống cao hơn ngày trước, tháng sau chi tiêu tốn kém hơn tháng trước là họ lo lắng. Ông cho rằng, lo ngại này có thể là do tâm lý của người tiêu dùng khi nhìn vào những nền kinh tế lớn hơn như Mỹ, Australia hay các nước châu Âu, những nơi đang phải đối phó với vấn nạn lạm phát tăng rất cao trong thời gian gần đây. Thêm nữa, những căng thẳng giữa Nga và Ukraine tác động trực tiếp đến giá năng lượng, đặc biệt là xăng dầu, chi phí logistics, giao thương.

Nhưng đáng lưu ý hơn cả, việc tiêu thụ xăng dầu đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của rất nhiều hàng hóa tiêu dùng. Do đó, việc giá xăng dầu tăng cao thường khiến các sản phẩm tiêu dùng khác phải tăng giá theo. Điều đó tác động ngay lập tức đến chi tiêu của từng hộ gia đình. Khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, những lo lắng của người tiêu dùng về các vấn đề lạm phát vẫn sẽ chưa được chấm dứt.

Việc giá dầu tăng cao sẽ gây ra lạm phát do chi phí đẩy bởi vì năng lượng là nguyên liệu đầu vào cho hầu hết các ngành trong nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37% (theo Tổng cục Thống kê). Khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu và nguyên vật liệu trong nước. Như vậy, giá xăng dầu là yếu tố trực tiếp và rõ ràng nhất có thể thấy tác động đến lạm phát, giá cả tăng cao tại thời điểm này.

Ngoài ra, nền kinh tế cũng phải chịu áp lực lạm phát từ sự gia tăng đột biến của tổng cầu trong giai đoạn hậu Covid-19, trong khi chuỗi cung ứng chưa ổn định và nguồn cung hạn chế, dẫn đến khả năng khó đáp ứng mức tăng lớn của tổng nhu cầu từ người tiêu dùng.

Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi, doanh nghiệp đang rộn ràng quay trở lại hoạt động sản xuất. Nếu tình trạng thiếu hụt lao động xảy ra cũng là một yếu tố khá quan trọng tác động tới lạm phát. Bởi thiếu hụt lao động, các doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí để tuyển dụng, đào tạo lao động.

Hạn chế tối đa đầu cơ tích trữ ảnh hưởng đến thị trường

Để đối phó với giá cả và lạm phát tăng, theo TS. Hiệp, có thể hạn chế tối đa các cú sốc từ bên ngoài bằng cách chủ động nguồn cung trong nước, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, cũng như tập trung phát triển thị trường nội địa trong bối cảnh căng thẳng thế giới leo thang. Doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc quản lý chuỗi cung ứng, đặt hàng sớm khi giá còn chưa tăng, cũng như tìm các nguồn hàng thay thế nếu như giá cả các nguyên liệu đầu vào gia tăng. Tuy nhiên không nên đầu cơ tích trữ, bởi điều này có thể làm cho tình hình lạm phát càng nghiêm trọng hơn.

Người dân cũng cần có kế hoạch tiêu dùng hợp lý và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho các kịch bản xấu hơn nếu như lạm phát gia tăng. Nhưng cũng tương tự như trên, chúng ta cũng nên bình tĩnh ứng phó và có kế hoạch hợp lý hơn là gom hàng tích trữ có thể gây nên lực cầu đột biến và làm giá cả hàng hóa tăng vọt.

Chia sẻ về giải pháp cho mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2022, TS. Hiệp cho rằng, trong ngắn hạn, Chính phủ có thể hạn chế cung tiền cũng như giảm quy mô các gói kích cầu hiện tại để hạn chế phần nào lạm phát trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, cần phải gia tăng kiểm tra vốn đầu tư công, tránh lãng phí, giám sát các doanh nghiệp nhà nước chặt chẽ, nhất là các đơn vị trong ngành năng lượng, nguyên vật liệu để hạn chế tối đa hiện tượng đầu cơ tích trữ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và an sinh xã hội.

Nhà nước cũng cần thực hiện linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, kiểm soát linh hoạt yếu tố gây biến động giá xăng dầu để giảm thiểu tác động xấu đối với tăng trưởng và lạm phát. Ngoài ra, việc xuất khẩu dầu thô cũng sẽ gia tăng đáng kể cho ngân sách Chính phủ năm nay khi giá dầu đang tăng giá mạnh. Vì vậy, nhà nước có thể dùng một phần tiền này để giảm phí thuế trên giá xăng dầu hỗ trợ bình ổn giá xăng dầu trong nước để hạn chế lạm phát.

Theo TS. Hiệp, giảm thuế, phí với xăng dầu cũng là một nỗ lực cần thiết từ Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát và từ 1/4/2022, mỗi lít xăng sẽ giảm 2.000 đồng do việc giảm phí môi trường và thuế. Bên cạnh đó, cần có giải pháp để bảo đảm nguồn cung xăng dầu từ sản xuất trong nước, tăng dự trữ xăng dầu nhập khẩu để điều tiết khi cần.

分享到: