游客发表
发帖时间:2025-01-25 15:48:57
Là những người trực tiếp tham gia vào quá trình tố tụng tại phiên tòa,ăntrởcủahộithẩxem kết quả c1 hội thẩm nhân dân có địa vị pháp lý quan trọng, là đại diện của nhân dân tham gia vào công tác xét xử nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan của pháp luật. Sự hiện diện của hội thẩm nhân dân thể hiện tiếng nói, quyền làm chủ của nhân dân.
Ông Võ Văn Trường luôn dành thời gian nghiên cứu các văn bản luật để tham gia xét xử được tốt hơn.
Tham gia một phiên tòa xét xử mới thấy được hết cái... uy của hội thẩm nhân dân ngồi trên ghế hội đồng xét xử. Trong số những hội thẩm nhân dân, có nhiều người không học luật, nhưng đều là người có uy tín và hiểu biết pháp luật mới được bổ nhiệm làm hội thẩm. Theo quy định, trong phiên tòa sơ thẩm, bên cạnh thẩm phán, hội thẩm nhân dân chiếm đa số trong hội đồng xét xử.
Hơn 5 năm làm hội thẩm nhân dân, ông Võ Văn Trường, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Châu Thành, tham gia xét xử rất nhiều vụ án. Khác với vẻ uy nghi, nghiêm nghị tại phiên tòa, ngoài đời ông rất bình dị, chất phác. Ông Trường chia sẻ: “Bản thân tôi luôn tự hào và ý thức được vai trò, trách nhiệm quan trọng của hội thẩm khi xét xử. Trước khi tham gia một phiên tòa, tôi đều dành thời gian để nghiên cứu thật kỹ hồ sơ vụ án, chuẩn bị trước những vấn đề mình sẽ xét hỏi bị cáo. Qua đó, có thể làm rõ được tình tiết vụ án, giúp cho bản án khi tuyên thật sự chính xác, đúng pháp luật”.
Qua thời gian tham gia công tác hội thẩm, ông Trường luôn có những trăn trở về tình hình tội phạm hiện nay, nhất là những vụ án mà đối tượng phạm tội trẻ tuổi hoặc những vụ tranh chấp, khiếu kiện giữa chính những người thân trong gia đình, dòng họ. “Có nhiều vụ án mà hoàn cảnh bị cáo làm tôi canh cánh trong lòng khi ký vào biên bản nghị án, xét về lý thì sai mà về tình thì đúng, nhưng mình không làm khác được, chỉ có thể khuyên nhủ bị cáo sớm ăn năn, hối cải để có thể làm lại cuộc đời”, ông Trường nói.
Còn bà Nguyễn Thị Tua, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Vị Thủy, có thâm niên hơn 15 năm tham gia công tác hội thẩm. Xét xử nhiều vụ án, bà luôn trăn trở về những vụ việc mà đối tượng bị xâm hại là phụ nữ và trẻ em. Bà Tua cho biết: “Dù phải kiêm nhiệm và bận nhiều việc, nhưng mỗi lần được mời tham gia xét xử tôi đều cố gắng sắp xếp thời gian, xem xét thật kỹ hồ sơ, tình tiết vụ án, để qua đó có thể cùng với các thành viên hội đồng xét xử đưa ra bản án hợp lý hợp tình nhất”.
Bên cạnh đó, hội thẩm không chỉ tham gia vào quá trình xét xử mà còn phải thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình với cộng đồng. Đó là giáo dục những người phạm tội thấy được cái sai, nhận ra được lỗi lầm để có thể sớm trở về với xã hội. “Nhiều bị cáo khi nghe hội đồng xét xử phân tích hành động sai trái của mình đã bật khóc tại phiên tòa và muốn hối lỗi, làm lại cuộc đời. Đường trở về của những người lầm lỗi sẽ không xa nếu họ biết hối cải”, bà Tua chia sẻ thêm.
Còn ông Nguyễn Văn Tiếp, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Hội thẩm nhân dân huyện Châu Thành A, người có trên 15 năm tham gia công tác hội thẩm, lại trăn trở về quá trình công tác của mình. Ông Tiếp tâm sự: “Nhiều khi bận công việc ở cơ quan nên các hội thẩm cũng không thể tham dự hết các phiên tòa được mời, có lúc không nghiên cứu kỹ hồ sơ nên tranh luận tại tòa chưa sâu. Mặc dù vậy, bỏ qua những hạn chế, khi được phân công thì bản thân mỗi hội thẩm ai cũng cố gắng hoàn thành thật tốt công việc cao quý này, vì vai trò trách nhiệm của mình và vì công bằng, bình đẳng xã hội”.
Nhìn lại một nhiệm kỳ tham gia công tác hội thẩm, mỗi vị đều có cùng một trăn trở là làm cách nào để nâng cao chất lượng hội thẩm nhân dân và có thể giảm được tình trạng vi phạm pháp luật trong thời gian tới. Đó không chỉ là mong muốn chung của người làm công tác hội thẩm, mà còn là của chính người dân để có thể ngày càng nâng cao chất lượng xét xử, tránh những vụ án oan sai, xây dựng được một xã hội bình yên, ổn định, tạo động lực để kinh tế - xã hội phát triển.
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接