【keo real】Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 5
1. Chúng tôi,ênbốchungcủaHộinghịBộtrưởngTàichínhvàThốngđốcNgânhàngTrungươngASEANlầnthứkeo real Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN, đã nhóm họp tại Hội nghị chung lần thứ 5 của Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN tại Chiang Rai, Thái Lan vào ngày 5/4/2019, dưới sự đồng chủ trì của ông Apisak Tantivorawong, Bộ trưởng Tài chính của Vương quốc Thái Lan và ông Veerathai Santiprabhob, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan.
2. Chúng tôi tái khẳng định cam kết theo đuổi một ASEAN hội nhập để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tăng cường ổn định tài chính khu vực trong bối cảnh bất ổn gia tăng, phát sinh từ căng thẳng thương mại và điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế phát triển. Chúng tôi hoan nghênh chủ đề ưu tiên của Thái Lan về Thúc đẩy quan hệ đối tác vì sự bền vững và mục tiêu để đạt được điều này thông qua tăng trưởng toàn diện và bền vững. Chúng tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các sáng kiến do Thái Lan đề xuất như tăng cường kết nối, tính bền vững và khả năng tự cường là các trụ cột chính của việc tăng cường hợp tác tài chính trong năm nay.
Cập nhật về tình hình kinh tế và các thách thức chính sách
3. Chúng tôi rất vui mừng khi ASEAN tiếp tục tăng trưởng 5,1% trong năm 2018, dựa trên nhu cầu nội địa và đầu tư mạnh mẽ trong nước. Chúng tôi tái khẳng định cam kết chung của các nước thành viên đối với thương mại và đầu tư quốc tế là những động lực quan trọng của tăng trưởng và phát triển. Chúng tôi tin tưởng rằng sự phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng được triển khai tại một số nước thành viên ASEAN sẽ thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng cũng như tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thức được các rủi ro tiềm ẩn và luôn sẵn sàng thực hiện một cách đúng đắn các chính sách ứng phó cần thiết để duy trì tăng trưởng và sự ổn định trong hệ thống tài chính. Về vấn đề này, chúng tôi đã có các biện pháp đề phòng, giám sát rủi ro tài chính và kinh tế vĩ mô của các Nhóm công tác trực thuộc Ủy ban cấp cao về hội nhập tài chính.
4. Chúng tôi cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc giám sát thường xuyên kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN. Chúng tôi tiếp tục giao nhiệm vụ cho Cơ quan giám sát kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) trong việc theo dõi chặt chẽ sự phát triển kinh tế và tài chính trong khu vực, tăng cường khả năng giám sát và điều hành, đồng thời hỗ trợ cho Thỏa thuận đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM) như một mạng lưới tài chính khu vực an toàn hiệu quả và là một nhân tố chính của Mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu.
Hội nhập và tự do hóa tài chính
5. Chúng tôi hoan nghênh tiến bộ đáng chú ý trong tự do hóa dịch vụ tài chính được thể hiện qua lễ ký Nghị định thư Thực hiện Gói cam kết về dịch vụ tài chính lần thứ 8 trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) giữa tất cả các Bộ trưởng Tài chính ASEAN vào ngày 5/4/2019. Nghị định thư nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ của các nước thành viên trong việc thúc đẩy mối liên kết giữa các nước thành viên ASEAN bằng việc tiếp tục mở cửa tiếp cận thị trường trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Chúng tôi vui mừng thông báo các cuộc đàm phán Nghị đinh thư lần thứ 9 đã bắt đầu và khuyến khích các nước thành viên ASEAN thực hiện các cam kết quan trọng trong việc hoàn thiện nhanh chóng, phù hợp với Kế hoạch hành động chiến lược hợp nhất của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2025.
6. Đối với ngành ngân hàng, chúng tôi hoan nghênh kết quả về hai thỏa thuận song phương mới trong Khuôn khổ hội nhập ngân hàng ASEAN (ABIF), sẽ có hiệu lực sau khi các nước ký Nghị định thư lần thứ 8 đã được đề cập ở trên. Chúng tôi khuyến khích các ngân hàng tận dụng các thỏa thuận ABIF vì các Ngân hàng đạt chuẩn ASEAN (QABs) có thể được hưởng lợi trong việc tiếp cận thị trường và hoạt động linh hoạt hơn. Chúng tôi cũng mong muốn mở rộng hợp tác trong ngành ngân hàng phù hợp với xu thế hội nhập ngân hàng ASEAN và hoàn thành các kế hoạch hành động chiến lược của AEC 2025 đối với hội nhập tài chính.
7. Chúng tôi hoan nghênh giới thiệu Biểu đánh giá Cam kết Dịch vụ tài chính, cho phép theo dõi toàn diện về mức độ mở ngành dịch vụ tài chính của các nước thành viên. Chúng tôi vui mừng thông báo rằng Biểu đánh giá này đã cho thấy mức độ tự do hóa gia tăng trong các phân ngành bảo hiểm, ngân hàng và thị trường vốn.
8. Các Thứ trưởng/Phó Thống đốc đã thông qua Điều khoản tham chiếu sửa đổi của Nhóm Công tác về Tự do hóa Dịch vụ tài chính (WC-FSL) để hợp lý hóa các hoạt động của WC-FSL phù hợp với các mục tiêu chiến lược của Kế hoạch AEC 2025 và các nguyên tắc về vai trò trung tâm của ASEAN.
9. Chúng tôi nhắc lại cam kết tăng cường quan hệ hợp tác của ASEAN đối với các đối tác trong khu vực. Chúng tôi mong muốn kết thúc đàm phán Phụ lục Dịch vụ tài chính trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào cuối năm 2019.
Tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư
10. Chúng tôi hài lòng với những nỗ lực không ngừng của Nhóm Công tác về Tự do hóa Tài khoản vốn (WC-CAL) trong việc thúc đẩy sử dụng đồng bản tệ để tăng cường thương mại và đầu tư trực tiếp trong khu vực. Chúng tôi ghi nhận ba thỏa thuận song phương hiện có về thanh toán đồng bản tệ và khuyến khích AMS xem xét việc ký kết thỏa thuận tương tự với nhau, khi thích hợp. Chúng tôi hoan nghênh việc ký kết các Thư dự định giữa Ngân hàng Trung ương Philippines (BSP) và Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI), Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM), và Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) để bắt đầu các cuộc thảo luận về việc thiết lập một khuôn khổ thanh toán đồng bản tệ. Chúng tôi mong muốn hoàn thành các nguyên tắc hướng dẫn về khuôn khổ nói trên để hướng dẫn AMS thiết lập các thỏa thuận thanh toán đồng bản tệ song phương trong khu vực ASEAN vào cuối năm nay.
11. Chúng tôi hoan nghênh việc tăng cường cơ chế đối thoại chính sách và trao đổi thông tin về xu hướng dòng vốn và các biện pháp an toàn thận trọng trong các nước thành viên ASEAN, cũng như xuất bản nghiên cứu chính sách về “Các biện pháp bảo vệ tài khoản vốn trong bối cảnh ASEAN”. Nghiên cứu phản ánh quan điểm tập thể của ASEAN về các biện pháp bảo vệ tài khoản vốn và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo không gian chính sách trong việc duy trì sự ổn định của nền kinh tế và tài chính.
12. Chúng tôi hài lòng với tiến trình hợp tác hải quan, đặc biệt là việc tiếp tục vận hành thực tế Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), hoàn thành việc phê chuẩn Nghị định thư 7 (Hệ thống quá cảnh hải quan) của Hiệp định Khung ASEAN về Tạo thuận lợi Quá cảnh hàng hóa (AFAFGIT) và việc thực hiện Danh mục Thuế quan Hài hòa ASEAN 2017 (AHTN 2017). Chúng tôi mong muốn các nước thành viên còn lại tham gia vào cơ chế này để trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN mẫu D thông qua Cơ chế một cửa ASEAN vào cuối năm nay. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước thành viên hoàn thành việc phê chuẩn Nghị định thư 2 (Chỉ định các cặp cửa khẩu biên giới) của AFAFGIT để hỗ trợ vận hành Hệ thống Quá cảnh hải quan ASEAN vào năm 2019.
13. Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của Diễn đàn Thuế ASEAN (AFT) để hoàn thành các mạng lưới song phương về Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (DTA) giữa các nước thành viên ASEAN và để cải thiện việc triển khai Trao đổi Thông tin (EOI) cho các mục đích thuế theo tiêu chuẩn quốc tế EOI. Chúng tôi hoan nghênh Nghiên cứu về cơ cấu thuế khấu trừ tại nguồn đối với lãi vay của ASEAN và khuyến khích AFT cải thiện hơn nữa Cơ cấu Thuế nhà thầu nước ngoài giữa các nước thành viên cũng như thúc đẩy mở rộng cơ sở nhà đầu tư trong phát hành nợ của ASEAN. Các nước thành viên mong muốn AFT thảo luận về một kế hoạch hành động phù hợp. Chúng tôi cũng hoan nghênh sáng kiến của AFT về việc Chuẩn hoá mẫu Giấy chứng nhận cư trú (CoR) trong ASEAN, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc yêu cầu quyền lợi hiệp định thuế giữa các nước thành viên.
14. Chúng tôi khen ngợi những tiến bộ của Diễn đàn Bảo hiểm ASEAN (AIFo). Chúng tôi vui mừng thông qua Sổ tay hướng dẫn các công ty bảo hiểm ASEAN cung cấp Bảo hiểm hàng hải, hàng không và hàng hóa xuyên biên giới (MAT), cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp bảo hiểm về định nghĩa MAT, khuôn khổ pháp lý và cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tại các nước thành viên. Các nước thành viên cũng khen ngợi AIFo vì đã hoàn thành các nguyên tắc hướng dẫn để thực hiện tự do hóa bảo hiểm và đạt được tiến độ tốt trong việc phát triển lộ trình cho Khuôn khổ hội nhập bảo hiểm ASEAN (AIIF).
15. Chúng tôi hoan nghênh việc ra đời Thẻ Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN (ACMF) có hiệu lực vào ngày 01/01/2019 để tạo thuận lợi cho việc di chuyển qua biên giới đối với các nhà tư vấn đầu tư. Chúng tôi cũng hoan nghênh Biên bản ghi nhớ (MoU) về xuất bản qua biên giới báo cáo nghiên cứu và hài lòng với những nỗ lực của ACMF trong việc gắn kết sự tham gia của khu vực tư nhân vào các sáng kiến của ACMF thông qua Hội đồng tư vấn ACMF để đảm bảo tính khả thi của các sáng kiến ACMF.
Tài chính, thanh toán và kết nối dịch vụ
16. Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của Nhóm Công tác về Phát triển hệ thống thanh toán (WC-PSS) trong việc xây dựng một môi trường cho phép thúc đẩy các mối liên kết khu vực và hệ thống thanh toán an toàn và hiệu quả. Chúng tôi hoan nghênh việc xây dựng Khuôn khổ Chính sách thanh toán ASEAN để hướng dẫn thanh toán bán lẻ xuyên biên giới thời gian thực giữa các các nước thành viên để đạt được một khối kinh tế cạnh tranh hơn.
17. Chúng tôi khuyến khích WC-PSS tiếp tục nỗ lực thúc đẩy phát triển khuôn khổ khu vực để tạo điều kiện cho việc tích hợp các hệ thống thanh toán bán lẻ thời gian thực trong ASEAN. Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến khai thác tính khả thi của mã QR tương tác để thúc đẩy việc sử dụng các công cụ thanh toán bán lẻ sáng tạo tại các nước thành viên, qua đó giảm chi phí dịch vụ và khuyến khích sử dụng đồng bản tệ trong việc thực hiện các giao dịch xuyên biên giới. Điều này được ghi nhận với các giao dịch thành công gần đây bởi Thái Lan, Campuchia, Lào và Singapore. Những sáng kiến này sẽ cho phép mở rộng quy mô thanh toán xuyên biên giới hơn nữa để hỗ trợ thương mại và du lịch nội khối ASEAN. Hơn nữa, chúng tôi hoan nghênh tiến trình liên kết hệ thống thanh toán Thái Lan - Singapore và mong muốn đưa vào hoạt động vào nửa đầu năm 2020.
Tài chính cơ sở hạ tầng
18. Chúng tôi tái khẳng định cam kết đẩy mạnh phát triển và tài trợ cơ sở hạ tầng trong ASEAN thông qua việc huy động vốn tư nhân. Để đạt được mục đích này, chúng tôi ghi nhận hai cơ chế sáng tạo của Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN (AIF): (i) Cơ chế tài chính toàn diện, sẽ cung cấp các khoản vay ưu đãi dành cho Campuchia, Myanmar và Lào và (ii) Cơ chế xúc tác tài chính xanh ASEAN (ACGF ), có thể giúp thu hút tài chính khu vực tư nhân vào các dự án cơ sở hạ tầng khu vực.
19. Chúng tôi hoan nghênh sự phối hợp chặt chẽ và sáng kiến chung giữa ACMF và Ủy ban công tác về Phát triển thị trường vốn (WC-CMD) về tài chính cơ sở hạ tầng và tài chính bền vững, bao gồm việc thành lập hai nhóm công tác mới thuộc WC-CMD, cụ thể là Nhóm công tác về tài chính Cơ sở hạ tầng nhằm tăng cường vai trò của các thị trường vốn ASEAN trong việc hỗ trợ huy động tài trợ cho cơ sở hạ tầng, bao gồm tài trợ hồi giáo, và Nhóm công tác về tài chính bền vững. ACMF và WC-CMD sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau và với các đối tác bên ngoài để: (a) xây dựng các điều khoản hợp đồng tiêu chuẩn cho các hồ sơ dự án và các hồ sơ tài chính dự án, các chỉ số đầu tư cơ sở hạ tầng; và (b) nghiên cứu thiết lập đăng ký nhà đầu tư cho các dự án xanh và dự án cơ sở hạ tầng, và tài liệu danh mục các dự án cơ sở hạ tầng.
20. Chúng tôi ghi nhận sự thành công của Hội thảo ASEAN về các phương thức tiếp cận tài chính đổi mới cho cơ sở hạ tầng bền vững vào ngày 11 tháng 2 năm 2019, được đồng tổ chức bởi Bộ Tài chính Vương quốc Thái Lan và Ngân hàng Phát triển châu Á. Chúng tôi khuyến khích WC-CMD và ACMF nghiên cứu các khuyến nghị của các chuyên gia tham dự hội thảo, đặc biệt là về phương pháp tiếp cận nguồn tài chính mới và cách thức để thúc đẩy tài chính cơ sở hạ tầng đổi mới và bền vững trong khu vực.
Tài chính bền vững
21. Chúng tôi cho rằng tài chính bền vững đóng vai trò quan trọng để cải thiện hiệu quả kinh tế, sự thịnh vượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy hệ sinh thái, tăng cường sự đa dạng văn hóa và phúc lợi xã hội. Theo xu hướng này, chúng tôi nỗ lực theo đuổi chương trình nghị sự về tài chính bền vững thông qua hoạt động của các nhóm công tác.
22. Chúng tôi thông qua sáng kiến của ACMF để hình thành Lộ trình phát triển bền vững các thị trường vốn ASEAN, và ủng hộ việc thực thi trong tương lai. Lộ trình sẽ đưa ra tầm nhìn chung và định hướng toàn diện nhằm tăng cường cam kết của ASEAN trong việc thúc đẩy hệ sinh thái cho phát triển thị trường vốn. Chúng tôi cũng đánh giá cao những nỗ lực của ACMF trong việc khuyến khích phát triển các thị trường vốn bền vững thông qua sáng kiến về các tiêu chuẩn ASEAN về tài chính bền vững với việc thông qua các tiêu chuẩn trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững.
23. Chúng tôi hài lòng với nỗ lực của WC-CMD trong việc thúc đẩy tài trợ bền vững, và hoanh nghênh việc ban hành các tiêu chuẩn ASEAN về tài trợ bền vững thông qua việc phối hợp với ACMF. Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của WC-CMD trong việc xây dựng báo cáo về tài trợ bền vững trong ASEAN, trong đó xác định kế hoạch hành động để thúc đẩy phát hành trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững sử dụng các tiêu chuẩn trái phiếu xanh, xã hội và bền vững ASEAN. Chúng tôi mong đợi việc hoàn thành báo cáo để trình Hội nghị AFMGM tới thông qua. Chúng tôi khuyến khích các tổ chức tài chính ở mỗi các quốc gia thành viên lưu ý các yếu tố về Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG) trong chiến lược kinh doanh của mình.
24. Chúng tôi ghi nhận vai trò quan trọng của các ngân hàng trong việc phân bổ các nguồn lực. Trung gian ngân hàng giúp thúc đẩy tăng trưởng và bền vững cho các nước ASEAN. Để đảm bảo tăng trưởng lâu dài cho các nền kinh tế ASEAN, điều quan trọng là các nguồn lực tài chính được hướng đến việc sử dụng hiệu quả và bền vững nhất. Ngành ngân hàng ASEAN, vì vậy, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình để đạt được một ASEAN bền vững. Về vấn đề này, chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của các cơ quan quản lý trong việc thực hiện nghiên cứu về sự bền vững trong ngành ngân hàng, và thúc đẩy cộng đồng ngân hàng ASEAN từng bước áp dụng các nguyên tắc tài chính bền vững vào thực tiễn kinh doanh.
Tài chính toàn diện
25. Chúng tôi hoan nghênh những thành tựu đạt được của Ủy ban Công tác về Tài chính toàn diện (WC-FINC) với bước tiến đáng kể hướng tới kết quả kỳ vọng về tài chính toàn diện hơn trong khu vực, ban hành các quy định hướng dẫn và hạ tầng thực hiện. Xuất bản Tài liệu Hướng dẫn về Dịch vụ Tài chính số (DFS) và Tài liệu Hướng dẫn về Giáo dục Tài chính và Bảo vệ Người tiêu dùng (FCEP) vào đầu năm nay cho thấy rằng, công nghệ là một nhân tố hỗ trợ chiến lược trong tài chính toàn diện và cần thực hiện cùng với việc bảo vệ người tiêu dùng. Chúng tôi đề nghị WC-FINC tiếp tục công việc chia sẻ kiến thức và xây dựng năng lực giữa các nước về thanh toán điện tử (E-payments) và công nghệ tài chính (Fintech). Chúng tôi khuyến khích WC-FINC xây dựng sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa với khu vực tư nhân để đóng góp các giải pháp công nghệ tài chính mang tính sáng tạo và hiệu quả, theo đó có thể hỗ trợ phát triển tài chính toàn diện có ý nghĩa. Chúng tôi cũng mong muốn xây dựng Tài liệu Hướng dẫn về Khung Giám sát tài chính bao trùm.
26. Chúng tôi cam kết thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểm và nâng cao hiểu biết về lĩnh vực bảo hiểm để tăng mức độ bảo hiểm toàn diện và thúc đẩy sự hiện diện trong khu vực. Chúng tôi hoanh nghênh những nỗi lực của Hội nghị Các nhà quản lý bảo hiểm ASEAN (AIRM) nhằm thúc đẩy các sáng kiến hỗ trợ các nước thành viên ASEAN tăng cường nhận thức về bảo hiểm và thu hẹp khoảng cách của người dân, những người đang nằm ngoài các chương trình bảo hiểm xã hội và thương mại chính thống, cũng như giảm thiểu rủi ro cho những người dân còn nhiều khó khăn như phát triển một Khung khổ cho sản phẩm bảo hiểm vi mô.
Tài trợ rủi ro thiên tai
27. Chúng tôi tán thành Kế hoạch hành động giai đoạn 2 của Bảo hiểm và tài trợ rủi ro thiên tai ASEAN (ADRFI) sẽ hỗ trợ cung cấp các giải pháp tài trợ và bảo hiểm rủi ro thiên tai trong khu vực. Chúng tôi cũng thừa nhận rằng năm nước thành viên và Nhật Bản, cùng với Ngân hàng Thế giới với tư cách là cố vấn chính, đã ký MoU để hợp tác thành lập và triển khai Công cụ Bảo hiểm Rủi ro thảm họa Đông Nam Á (SEADRIF). Hai sáng kiến này bổ sung cho nhau và đóng một phần không thể thiếu trong việc thu hẹp khoảng cách bảo vệ ASEAN, và củng cố khả năng phục hồi thảm họa của ASEAN.
Khả năng phục hồi mạng
28. Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ chặt chẽ và hợp tác giữa các nước ASEAN trong việc chia sẻ thông tin an ninh mạng và các sáng kiến nâng cao năng lực thông qua Nền tảng chia sẻ thông tin và Khả năng phục hồi an ninh mạng (CRISP). Chúng tôi khuyến khích các ngân hàng trung ương ASEAN tham gia và gia nhập CRISP, cũng như các diễn đàn toàn cầu như Ngân hàng Trung ương, Cơ quan quản lý và Giám sát viên (CERES). Chúng tôi mong muốn tăng cường chia sẻ thông tin rủi ro không gian mạng trong khu vực và tạo điều kiện cho các sáng kiến xây dựng năng lực cho các nhà quản lý tài chính.
Giám sát tài sản số
29. Chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng trong các hoạt động liên quan đến tài sản số và những rủi ro tiềm tàng. Do đó, trong khuôn khổ ACMF, chúng tôi hỗ trợ việc phát triển Khung khổ ASEAN về Hợp tác Giám sát Tài sản số để trao đổi quan điểm, chia sẻ thông tin về xây dựng quy định, cung cấp thông tin rộng rãi bảo vệ các nhà đầu tư.
Các vấn đề khác
30 Chúng tôi khen ngợi những nỗ lực của Bộ phận giám sát hội nhập ASEAN (AIMD) trong việc đánh giá tiến trình thực hiện Kế hoạch hành động AEC 2025 thông qua Khung đánh giá và giám sát AEC 2025. Cuối cùng, chúng tôi ủng hộ quá trình thực hiện AEC để đảm bảo sự phù hợp với Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Phần kết luận
31. Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của Ban Thư ký ASEAN đối với Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFMGM) lần thứ 5 và các hội nghị liên quan.
32. Chúng tôi đánh giá cao nước chủ nhà Vương quốc Thái Lan vì sự chuẩn bị chu đáo, đón tiếp nồng hậu trong việc tổ chức Hội nghị AFMGM lần thứ 5 và các cuộc hội nghị liên quan tại Chiang Rai. Chúng tôi hoan nghênh Việt Nam là Chủ tịch và Chủ nhà của AFMGM lần thứ 6 vào năm 2020.
Chiang Rai, ngày 5/4/2019.
相关推荐
- 15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- Soi kèo phạt góc Brighton vs Tottenham, 2h30 ngày 29/12
- Soi kèo phạt góc Arsenal vs Brighton, 21h00 ngày 17/12
- Soi kèo phạt góc Burnley vs Liverpool, 0h00 ngày 26/12
- Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
- Soi kèo phạt góc Bournemouth vs Luton Town, 22h00 ngày 16/12
- Soi kèo phạt góc Pumas UNAM vs Tigres UANL, 10h00 ngày 8/12
- Soi kèo phạt góc Hải Phòng vs Bình Định, 18h00 ngày 27/12