发布时间:2025-01-27 17:28:14 来源:88Point 作者:Thể thao
TheáybayMHrơiTổngthốngPutinbịgiađìnhnạnnhânkiệtỷ số paris saint-germaino những tin tức mới nhất báo Thanh Niên trích nguồn từ tờ The Sydney Morning Herald (Australia) ngày 21/5, hãng luật LHD Lawyers đại diện cho gia đình của 33 hành khách người Australia, New Zealand và Malaysia có mặt trên máy bay MH17 rơi ở Ukraine đã lập đơn kiện Liên bang Nga và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo những gia đình này, tất cả 298 hành khách và phi hành đoàn, đa phần là người Hà Lan, thiệt mạng sau khi chiếc máy bay Boeing 777 (chuyến bay MH17) của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn hạ bằng tên lửa BUK do Nga sản xuất ở miền Đông Ukraine, nơi nằm dưới sự kiểm soát của phe ly khai được cho là thân Nga, vào ngày 17/7/2014.
Đơn kiện tố cáo Liên bang Nga cố che giấu việc nước này có dính líu đến vụ máy bay MH17 bị bắn rơi. Jerry Skinner, đại diện của hãng luật LHD Lawyers, cho hay: “Các thân chủ muốn có đủ tiền bồi thường để minh chứng người Nga nghiêm túc chịu trách nhiệm”.
Tuy nhiên, trước đó phía Nga đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ các cáo buộc của Ukraine và phương Tây, đồng thời đưa ra không ít bằng chứng cho thấy tên lửa BUK hiện đại của nước này không liên quan gì đến thảm kịch MH17. Thậm chí Tổng thống sẵn sàng đưa vụ việc máy bay MH17 bị bắn hạ ở Ukraine hồi năm 2014 ra đối thoại với người đứng đầu chính phủ Malaysia sau thời gian dài Moscow tránh né đề cập vấn đề này.
Cụ thể vào hồi năm 2015, nhà sản xuất tên lửa của Nga Almaz-Antey từng thực hiện hai cuộc thử nghiệm thực tế với những máy bay đã ngừng hoạt động và các tên lửa chống máy bay BUK để xem, liệu các tổ hợp tên lửa mà quân đội Nga đang triển khai có khả năng liên quan đến việc bắn hạ chiếc máy bay của Malaysia Airlines hồi tháng 7 năm ngoái hay không, báo Lao Động đưa tin.
Các thử nghiệm được tiến hành vào ngày 31/7 và 7/10/2015 với sự trợ giúp của các đầu đạn tên lửa BUK 9N314M mà hiện quân đội Nga đang sử dụng. Kết quả các cuộc thử nghiệm chỉ rõ rằng, một vụ nổ từ một tên lửa như vậy để lại các lỗ đặc biệt “hình con bướm” do hình dạng của mảnh bom, theo hãng Almaz-Antey.
Trong khi đó, trên xác máy bay Malaysia MH17 không có chiếc lỗ nào giống như vậy và như một hệ quả, điều này hoàn toàn loại trừ khả năng một tên lửa với mảnh đạn hình “2 chữ T” được sử dụng để tấn công chiếc máy bay này, hãng sản xuất tên lửa của Nga nhấn mạnh, sau khi Ủy ban An toàn Hà Lan đưa ra kết luận về nguyên nhân vụ tai nạn.
Ủy ban này kết luận máy bay MH17 bị trúng một đầu đạn loại 9N314M gắn trên một tên lửa có số seri 9M38, phóng từ một hệ thống đất đối không BUK từ một khu vực ở miền Đông Ukraine. Hãng Almaz-Antey cho rằng, trên thực tế chỉ có đầu đạn 9N314 là chịu trách nhiệm trong vụ việc này. Đồng thời, hãng này cũng bình luận về sự khác nhau giữa hai loại đầu đạn và lực lượng nào có thể đang sử dụng những tên lửa mà các nhà điều tra Hà Lan đề cập.
Theo đó, quân đội Nga không sử dụng tên lửa BUK với các đầu đạn 9N314 có chứa các mảnh đạn khác hình “2 chữ T” vì chúng đã “lỗi thời”, trong khi việc sản xuất loại đầu đạn này bị ngừng từ năm 1982, theo Almaz-Antey. Hãng này cũng lưu ý, vào năm 2005 đã có 991 tên lửa được trang bị đầu đạn 9M38M1 trong các kho vũ khí ở Ukraina.
Trái lại, các quan chức của Ủy ban An toàn Hà Lan, đứng đầu nhóm điều tra quốc tế vụ máy bay MH17 hồi năm 2015 kết luận chiếc Boeing 777 trúng tên lửa BUK, nhưng đến nay vẫn chưa xác định ai đã bắn tên lửa này. Trong khi đó, một số gia đình hành khách đang cân nhắc kiện hãng Malaysia Airlines đồi bồi thường thiệt hại về mặt vật chất lẫn tinh thần do mất đi người thân yêu của họ.
Cháy nhà ở Đà Nẵng: 5 phút sinh tử quyết định số phận gia đình 3 người(VietQ.vn) - Cháy nhà dữ dội khiến đôi vợ chồng và đứa con 5 tuổi bất tỉnh vì khí độc. Chỉ cần chậm khoảng 5 phút nữa, 3 người đã có thể chết vì vụ cháy lớn.相关文章
随便看看