Vượt khó… cho đại ngàn bình yên
Vườn quốc gia Bù Gia Mập có diện tích gần 26.000 ha,ườnquốcgiaBugraveGiaMậquả cúp c1 trải rộng trên địa bàn 2 xã Đắk Ơ, Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước và xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Để những cánh rừng luôn được an toàn, đã có biết bao mồ hôi, công sức của những người giữ rừng nơi đây đổ xuống. Ông Nguyễn Đại Phú, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập chia sẻ: “100% cán bộ, nhân viên của vườn đều đã từng bị sốt rét, nhiều nhất là lực lượng kiểm lâm vì họ thường xuyên đi rừng, sau đó tới cán bộ kỹ thuật. Bộ phận hành chính mặc dù không đi rừng nhưng vẫn bị sốt rét. Vì thế, chúng tôi nói vui với nhau rằng, nếu ai không bị sốt rét tức không phải là cán bộ, nhân viên của vườn quốc gia”.
Nhớ lại những ngày mới vào làm việc ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập cách đây gần 19 năm, ông Nguyễn Văn Chính, Phó Trạm trưởng Trạm kiểm lâm số 2 cho biết: “Ngày ấy, chúng tôi phải di chuyển bằng xe máy với bánh xe quấn xích, có khi đi cả ngày chưa vào được chốt, trạm. Nếu gặp trời mưa thì cực kỳ khó khăn, bởi cây gãy, đổ ra đường, không thể khiêng xe qua được”. Còn anh Phạm Tuấn Thực, bộ phận thanh tra - pháp chế, Hạt kiểm lâm của vườn bộc bạch: “Gặp trời mưa, nước suối trong rừng đục ngàu, củi ướt không thể nấu ăn được, có khi cả ngày chỉ ăn một bữa”.
Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã đưa công nghệ 4.0 vào quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng nhằm giảm áp lực cho lực lượng kiểm lâm và cộng đồng nhận khoán. Trong ảnh: Cán bộ kiểm lâm của vườn sử dụng smartphone để kiểm tra hiện trạng rừng
Vườn quốc gia Bù Gia Mập có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều loại động, thực vật quý hiếm, có tên trong Sách đỏ thế giới và quốc gia. Đó cũng là “miếng mồi béo bở” của những kẻ muốn làm giàu từ phá rừng. Để rồi, cuộc chiến bảo vệ rừng vẫn âm thầm diễn ra và những hy sinh của người giữ rừng nơi đây thật khó có thể kể hết trong giai đoạn vườn quốc gia mới thành lập.
Cây tung tại khoảnh 3 thuộc Tiểu khu 27, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập được công nhận Cây di sản Việt Nam
Ông Nguyễn Đại Phú, nguyên Giám đốc Ban Quản lý vườn nhớ lại: “Ngày ấy, tình trạng kiểm lâm bị đánh, bị lật xe và hù dọa diễn ra thường xuyên. Tôi từng nhận nhiều tin nhắn đe dọa sẽ làm hại cả gia đình. Có thời điểm, anh em trong đơn vị không dám ra quán ăn, cũng không dám ra đường vì lo ngại ảnh hưởng đến tính mạng. Nhất là sau khi một kiểm lâm của vườn bị hành hung chém đứt lìa tay vào năm 2009, tôi đã khóc, nản lòng vì cảm thấy áp lực quá. Nhưng ngay sau đó, chúng tôi đã bình tâm lại và nhận ra, chỉ lực lượng kiểm lâm thôi thì không thể giữ rừng được. Chúng tôi bắt đầu thực hiện chủ trương giao khoán bảo vệ rừng, đặc biệt nhận cả những người trước kia từng phá rừng vào nhận nhiệm vụ giữ rừng. Dần dần họ thấy cán bộ vườn quốc gia không vụ lợi, luôn nêu cao tinh thần bảo vệ rừng nên họ theo”.
Chủ trương đúng - hiệu quả cao
Rừng Bù Gia Mập hôm nay bình yên, thành quả ấy có sự góp sức chăm lo giữ rừng của cả cộng đồng. Trong số đó, có những người trước đây từng phá rừng hoặc tiếp tay cho lâm tặc phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản. Thế nhưng hôm nay, chính họ lại đang là những nhân viên vô cùng tích cực giúp rừng không bị tác động bởi kẻ xấu.
Một trong những trạm kiểm lâm của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập được xây dựng khang trang
Hiện lực lượng kiểm lâm của Vườn quốc gia Bù Gia Mập có 54 cán bộ, nhân viên, trong đó có 30 công chức và 24 nhân viên lao động hợp đồng được bố trí tại Văn phòng Hạt kiểm lâm, 1 tổ kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, 11 trạm kiểm lâm và 7 chốt bảo vệ rừng. Ngoài ra còn có gần 600 hộ dân vùng đệm đang tham gia nhận khoán bảo vệ rừng đóng ở 12 chốt. Năm 2004, vườn quốc gia đã xảy ra 172 vụ vi phạm lâm luật thì năm nay chỉ xảy ra 6 vụ.
Năm 2003, diện tích giao khoán của vườn là 2.600 ha và chỉ có 2 đơn vị tham gia. Đến nay, diện tích giao khoán lên tới 25.487 ha, với 15 đơn vị nhận khoán. Tham gia nhận khoán là gần 600 hộ, với thu nhập bình quân từ 2-2,5 triệu đồng/hộ/tháng. Đây là thu nhập đáng kể để các hộ tham gia nhận khoán có điều kiện phát triển kinh tế gia đình và trang trải sinh hoạt. Nhờ vậy giảm tình trạng xâm hại rừng, đồng thời góp phần nâng cao ý thức của các cộng đồng dân cư trong việc chung tay bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. |
Đáng chú ý trong những năm qua, Vườn quốc gia Bù Gia Mập luôn làm tốt công tác phát triển rừng. Điểm nhấn là việc thực hiện hiệu quả Dự án di dời và ổn định dân xâm canh trong lâm phần vườn theo Quyết định số 3070 ngày 30-10-2009 của UBND tỉnh. Đã có 145 ha rừng được trồng với các loại cây gỗ quý và các loại cây gắn với kinh tế của người dân vùng đệm. Bằng cách làm linh hoạt, sáng tạo, đặt quyền và lợi ích của người dân lên trên hết nên dự án nhận được sự đồng thuận cao. Nói về dự án này, ông Phạm Sỹ Hoàn, Chủ tịch UBND xã Bù Gia Mập nhấn mạnh: “Nếu không thực hiện dự án thì có lẽ đến nay, người dân vẫn sống và canh tác len lỏi trong lâm phần của Vườn quốc gia Bù Gia Mập, đồng thời đời sống của họ vẫn rất khó khăn. Chúng tôi đánh giá, đây là dự án rất hợp ý Đảng, lòng dân”.
Tự tin thực hiện khát vọng
Trải qua thời thanh xuân gắn liền với đại ngàn ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, không ai thấu hiểu sự khó khăn bằng những cán bộ, viên chức, người lao động nơi đây. Để vườn được như ngày hôm nay, đó là nỗ lực không mệt mỏi của cả tập thể biết đồng lòng vượt khó vươn lên.
Trong thời gian qua, Ban quản lý vườn không chỉ đưa công nghệ 4.0 vào quản lý, bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng nhằm giảm bớt áp lực cho lực lượng kiểm lâm và cộng đồng nhận khoán mà còn quan tâm chú trọng công tác nghiên cứu khoa học. Kết quả đáng ghi nhận là đã có 5 đề tài cấp tỉnh được đơn vị thực hiện, trong đó 3 đề tài đã hoàn thành, 1 đề tài đang thực hiện và 1 đề tài mới được thông qua. Các đề tài nghiên cứu được đánh giá cao, hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển của vườn cũng như đối với người dân trong vùng.
Cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập chụp hình lưu niệm cùng đoàn công tác của Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) dưới gốc cây sộp - vừa được công nhận là Cây di sản Việt Nam
Song song đó, công tác cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài sinh vật cũng luôn được Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập chú trọng khi đã có hàng ngàn cá thể động vật hoang dã được cứu hộ, chăm sóc và thả về môi trường tự nhiên. Cùng với đó, các công trình nghiên cứu về động, thực vật cũng đã góp phần làm nên những thành tựu chung của đơn vị.
Chim Hồng Hoàng trong sách đỏ thế giới có nhiều ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
Vườn quốc gia Bù Gia Mập hôm nay không chỉ là nơi bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật quý, hiếm… mà còn là điểm đến lý tưởng cho du khách trải nghiệm và khám phá thiên nhiên. Hiện nay, vườn đang triển khai nhiều tuyến, điểm du lịch nhằm thu hút du khách tham quan; đồng thời thực hiện các mô hình phát triển kinh tế - xã hội tại các xã vùng đệm, mô hình chia sẻ lợi ích với cộng đồng… góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận 39 Cây di sản Việt Nam ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, những năm qua, Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã được Thủ tướng Chính phủ, các cấp, ngành Trung ương và tỉnh Bình Phước khen thưởng, đặc biệt vườn đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, song đều có thể vượt qua khi tất cả cán bộ, nhân viên, người lao động nơi đây ý thức được công việc mà mình đang đảm trách, từ đó từng ngày nỗ lực vươn lên, thực hiện những mục tiêu và khát vọng để rừng mãi xanh tươi và bình yên.
Mục tiêu lớn nhất chúng tôi đang phấn đấu là để Vườn quốc gia Bù Gia Mập đạt được các danh hiệu như: Khu dự trữ di sản quốc gia, Khu dự trữ di sản ASEAN, Khu dự trữ sinh quyển thế giới; được công nhận điểm du lịch cấp tỉnh, cấp quốc gia và vươn lên tầm cao mới là du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục thực hiện các dự án như phát triển cây dược liệu, cây dưới tán. Chúng tôi định hướng vừa bảo tồn vừa phát triển, góp phần tạo nên sự phong phú hệ đa dạng sinh học của vườn. |
Tiến sĩ Vương Đức Hòa, Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập |