【victory vs】Rút giấy phép các DN không đảm bảo đủ chất lượng huấn luyện an toàn lao động
Phát biểu tại buổi đối thoại,útgiấyphépcácDNkhôngđảmbảođủchấtlượnghuấnluyệnantoànlaođộvictory vs Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về An toàn, Vệ sinh lao động, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng cho biết, sau một thời gian chuẩn bị và tập hợp ý kiến đối thoại trên toàn quốc, cho đến nay Hội đồng quốc gia đã nhận được 93 ý kiến từ 39 cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thuộc 4 nhóm nội dung chính.
Kiến nghị tại buổi đối thoại, đại diện Yamaha Việt Nam cho biết, theo Thông tư 28 năm 2016 không có quy định về thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lần đầu.
Vậy người sử dụng lao động phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lần dầu cho người lao động vào thời gian nào là phù hợp? Về đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, chương I điều 2 của Thông tư 28 có quy định người lao động tiếp xúc với các yếu tố độc hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp và làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Căn cứ trên điều này, doanh nghiệp được hiểu là các trường hợp tiếp xúc với yếu tố độc hại có khả năng gây bệnh nghề nghiệp đều được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp nhưng khi kiểm tra sang Thông tư 15 năm 2016, thì chúng tôi thấy có một sự khác biệt.
Ví dụ như bệnh bụi phổi silic, có quy định là yếu tố môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì mới khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, trong khi đó, yếu tố chì không vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì cũng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Vấn đề này gây ra sự lúng túng cho doanh nghiệp khi lập danh sách khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
“Chúng tôi kiến nghị cần làm thế nào để trong Thông tư 28 cũng thể hiện rõ yếu tố nào vượt hoặc không vượt quá tiêu chuẩn cho phép mới nên khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để doanh nghiệp dễ hơn trong việc thực thi đúng chính sách pháp luật”, đại diện Yamaha Việt Nam cho biết.
Liên quan đến vấn đề huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, ông Nguyễn Hồng Quang, đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết, hầu hết các buổi huấn luyện đều được các doanh nghiệp thực hiện lúc “tranh thủ”, rút ngắn thời gian vào giờ nghỉ trưa của công nhân với thời lượng từ 30 đến 1 tiếng. Chính vì vậy, lao động không tích lũy được kiến thức gì về an toàn vệ sinh lao động. Và đây cũng trở thành lỗ hổng lớn dẫn đến tai nạn lao động.
Trước thực trạng trên, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về An toàn, Vệ sinh lao động, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng cho biết, đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thực hiện sai chức năng, huấn luyện không đủ thời gian hoặc không đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh lao động bắt buộc phải huấn luyện bổ sung thời gian. Nếu cần thiết thì phải rút giấy phép các doanh nghiệp này bởi chúng ta không hề thiếu các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ huấn luyện.
Ông Nguyễn Anh Thơ, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho rằng, hiện cũng đang tồn tại tình trạng các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không muốn làm sai, muốn được thực hiện đúng với chức năng nhiệm vụ của mình nhưng rất nhiều doanh nghiệp sản xuất đang yêu cầu các doanh nghiệp huấn luyện cung cấp dịch vụ kém chất lượng, để giảm giờ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và trả ít tiền hơn.
“Về việc này, tôi đề nghị các doanh nghiệp huấn luyện không được chấp nhận yêu cầu và không được kí hợp đồng với các doanh nghiệp sản xuất nếu có các yêu cầu như trên mà bắt buộc phải huấn luyện theo đúng quy trình, đúng yêu cầu, phải đảm bảo chất lượng. Nếu phát hiện doanh nghiệp nào kí hợp đồng như trên, thanh tra sẽ thực hiện rút giấy phép và có các chế tài để xử lý”, ông Thơ nhấn mạnh.