Xe tăng của quân giải phóng húc đổ cánh cổng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975 - Ảnh tư liệu
Năm Tân Sửu - 41:Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa chống lại chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán và lập ra một quốc gia riêng,ấuấnnhữngnămSửutronglịchsửdacircntộty. le keo với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc đã tự phong là Nữ vương. Cuộc khởi nghĩa của hai bà đã lấy lại nền tự chủ cho đất nước sau 150 năm bị Bắc thuộc.
Năm Quý Sửu - 713:Vào tháng 4, Mai Thúc Loan (còn gọi là Mai Hắc Đế) là người vùng Hoan Châu (Bắc Trung bộ) đã nổi dậy khởi nghĩa, làm tan rã chính quyền đô hộ của nhà Đường, giành lại độc lập cho dân tộc.
Năm Ất Sửu - 905:Nhân lúc nhà Đường suy vong, Khúc Thừa Dụ đã giành lại quyền quản lý đất nước từ tay nhà Đường. Từ đây, nước ta thoát khỏi ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, xây dựng nền độc lập tự chủ phong kiến Việt Nam.
Năm Ất Sửu - 965:Ngô Xương Văn cầm quân đi dẹp loạn ở Thái Bình bị trúng tên và chết. Nhà Ngô chấm dứt từ đó và đất nước trở nên rối loạn vì nạn 12 sứ quân. Sau đó, Vạn Thắng Vương Ðinh Bộ Lĩnh dẹp yên nạn cát cứ của 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc.
Năm Tân Sửu - 1001:Thập đạo tướng quân Lê Hoàn đích thân cầm quân đi dẹp yên được giặc Cử Long tại vùng Thanh Hóa. Trong lúc hai bên giao chiến, Vệ Vương Ðinh Toàn bị trúng tên và tử trận. Nhà Ðinh chấm dứt từ đó.
Năm Đinh Sửu - 1097:Vua Lý Nhân Tông cho biên soạn, sửa chữa, cải cách các phép tắc và định chế chính trị - pháp quyền cũ, tạo nên những tiến bộ lớn trong phương thức tổ chức nhà nước và điều hành mọi quan hệ chính trị.
Năm Kỷ Sửu - 1049:Vua Lý Thái Tông nằm mộng thấy Phật bà Quan Âm dắt mình lên một tòa sen. Khi tỉnh giấc, ông đã sai triều thần đoán mộng. Sau đó, nghe theo lời khuyên của quốc sư Thiền Tuệ, ông đã lệnh cho xây một ngôi chùa như trong giấc mơ để thờ Phật bà. Ngôi chùa đó là Diên Hựu ở Thăng Long (Hà Nội) còn được biết qua tên chùa Một Cột và còn tồn tại tới ngày nay.
Năm Quý Sửu - 1253:Tại kinh đô Thăng Long, nhà Trần cho lập Quốc Học Viện để giảng dạy các kinh điển như tứ thư, ngũ kinh; đồng thời cho lập giảng võ đường để huấn luyện võ nghệ cho quân sĩ và con cháu các quan lại. Ngoài ra, nhà Trần còn cho đắp các tượng Chu Công, Khổng Tử, Mạnh Tử...
Năm Kỷ Sửu - 1289:Sau 3 lần xâm lược bị thảm hại (các năm 1258, 1285 và 1287), đế quốc Nguyên Mông buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của nước ta. Và sau khi Hốt Tất Liệt chết, âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên chấm dứt.
Năm Đinh Sửu - 1397:Tháng 7, Hồ Quý Ly khi đó là Tể tướng đã cho ban hành chính sách hạn điền, hạn nô nhằm phân chia lại ruộng đất giữa các tầng lớp xã hội, hạn chế đặc quyền của giới thượng lưu và địa chủ. Cũng trong năm này, vào tháng 11, Hồ Quý Ly bức vua Thuận Tông dời kinh đô về Thanh Hóa.
Năm Quý Sửu - 1433:Vua Lê Thái Tổ băng hà, thái tử Nguyên Long khi đó mới 11 tuổi lên nối ngôi, đó là vua Lê Thái Tông. Ông là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời hậu Lê. Thời kỳ của ông được đánh dấu sự hưng thịnh của nhà hậu Lê nói riêng và chế độ phong kiến Việt Nam nói chung, một trong 4 thời kỳ hưng thịnh nhất của triều đại phong kiến Việt Nam.
Năm Kỷ Sửu - 1469: Vua Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ Ðại Việt, chia đất nước thành 12 thừa tuyên, gồm: Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Nam, Hải Dương, Sơn Tây, Kinh Bắc, An Bang, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Lạng Sơn và Ninh Sơn.
Năm Tân Sửu - 1481:Vua Lê Thánh Tôn lập nhiều đồn điền khắp nơi trong nước để sản xuất lương thực và tạo thêm việc làm cho quân sĩ trong thời bình. Cũng năm này, nhà vua cho lập bia đá tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long (Hà Nội) ghi tên các vị tiến sĩ từ lúc bắt đầu có các khoa thi cho tới năm cuối cùng của nhà hậu Lê là 124 khóa thi.
Năm Quý Sửu - 1673: Sau 45 năm nội chiến ác liệt, chúa Trịnh và chúa Nguyễn buộc phải hòa hoãn, lấy sông Gianh làm giới tuyến và tích cực đẩy mạnh tái thiết.
Năm Đinh Sửu - 1697:Vua Lê Hy Tông hoàn thành khắc in và công bố bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư. Bộ sách sử vĩ đại này gồm 24 quyển viết lịch sử nước ta từ năm Nhâm Tuất (2879 trước Công nguyên) thời họ Hồng Bàng (Hùng Vương) đến đời vua Lê Gia Tông (1675). Bộ sách là kết quả biên khảo qua 3 triều đại Lý - Trần - Lê, kéo dài tới 570 năm, từ 1127 đến 1697 mới xong.
Năm Kỷ Sửu - 1829:Doanh Ðiền sứ Nguyễn Công Trứ xúc tiến công cuộc khẩn hoang các vùng đất sình lầy ven biển và sau đó đã lập được 2 ấp Kim Sơn và Tiền Hải thuộc tỉnh Ninh Bình, Thái Bình ngày nay.
Năm Tân Sửu - 1841:Vua Thiệu Trị cho vẽ bản đồ từng tỉnh khắp lãnh thổ Việt Nam để dùng trong lĩnh vực quân sự và hành chính. Ngoài ra, nhà vua nghiêm cấm quan lại khi đi công tác không được nhũng lạm và gây kinh động dân chúng địa phương.
Năm này, vua Thiệu Trị cho kiểm kê hành chính trong cả nước. Kết quả kiểm kê cho biết: Cả nước có 970.516 suất đinh (nam trong độ tuổi từ 18 đến 50). Ruộng đất cả nước có 4.063.892 mẫu (tức 1.463.000 ha).
Năm Tân Sửu - 1901:Phan Chu Trinh đậu phó bảng, được triều đình Huế bổ làm Thừa biện bộ Lễ, nhưng chẳng bao lâu thì từ chức để dấn thân vào con đường cách mạng chống Pháp. Cùng đỗ khóa này có Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng và Nguyễn Sinh Sắc.
Năm Ất Sửu - 1925:Nguyễn Ái Quốc xuất bản “Bản án Chế độ Thực dân Pháp” ở Paris (Pháp), thành lập “Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội”, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và sáng lập ra Báo Thanh Niên, chuẩn bị về mặt tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp vô sản.
Năm Kỷ Sửu - 1949:Tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đăng trên Báo Sự thật. Dù chỉ gần 600 từ nhưng là sự thể hiện một cách toàn diện, hoàn chỉnh, cô đọng, khúc chiết, dễ hiểu, dễ nhớ tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cốt lõi nhất trong công tác dân vận. Đó là mối quan hệ giữa dân chủ và dân vận; quan điểm, nguyên tắc tiến hành công tác dân vận; phương pháp vận động quần chúng và những phẩm chất cần có đối với cán bộ dân vận.
Năm Tân Sửu - 1961:Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) được triển khai với những mục tiêu quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được tổ chức xuống đến tận cơ sở khắp miền Nam, đánh dấu sức bật mới của phong trào cách mạng miền Nam.
Năm Quý Sửu - 1973:Ngày 27-1-1973, đế quốc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Từ hiệp định này, quân xâm lược Mỹ đã phải cuốn cờ rút khỏi Việt Nam, tạo thế xoay chuyển có lợi cho cách mạng Việt Nam, dẫn đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30-4-1975.
Năm Ất Sửu - 1985:Từ ngày 21 đến 27-6, Quốc hội khóa VII đã họp và quyết định bãi bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh tế kinh doanh. Từ ngày 14 đến 19-9, tiến hành cuộc thu đổi tiền quy mô nhất trong lịch sử trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Năm Đinh Sửu - 1997:Ngày 14-5, đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam trình quốc thư. Ngày 19-6, Việt Nam được bầu làm Phó chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 52.
Nhật Minh
(Theo Đại Việt sử ký toàn thư)
顶: 23424踩: 543
【ty. le keo】Dấu ấn những năm Sửu trong lịch sử dân tộc
人参与 | 时间:2025-01-10 15:40:27
相关文章
- Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- Khuyến cáo mới nhất về khống chế, điều trị sốt xuất huyết
- Vũ khí Nga dùng tại Ukraine đang bán chạy
- Giá xe Vision hôm nay ngày 14/5/2024: Xe Vision 2024 tiếp tục tăng giá
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- Bắt giữ hơn 85.000 test nhanh Covid
- Bộ Công Thương tổ chức hội nghị lấy ý kiến Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu
- Nhiều sự kiện hưởng ứng Ngày Dân số thế giới
- Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- Ông Kim Jong Un muốn Triều Tiên phát triển 'quan hệ chiến lược lâu dài' với Nga
评论专区