您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【ti so hom qua】Mỹ cấm 'triệt để' du khách mang chai nước nhựa vào vườn quốc gia

Cúp C2371人已围观

简介Sắc lệnh do Bộ trưởng Nội vụ Deb Haaland đưa ra nhằm kêu gọi việc giảm mua, bán v&agrav ...

Sắc lệnh do Bộ trưởng Nội vụ Deb Haaland đưa ra nhằm kêu gọi việc giảm mua,ỹcấmtriệtđểdukháchmangchainướcnhựavàovườnquốti so hom qua bán và phân phối các sản phẩm và bao bì nhựa dùng một lần trên 480 triệu mẫu đất thuộc diện quản lý của nhà nước, với mục tiêu loại bỏ dần các sản phẩm từ nhựa vào năm 2032. Ngoài ra, các lựa chọn thay thế cho nhựa sử dụng một lần, chẳng hạn như vật liệu có thể phân hủy, phân hủy sinh học hoặc 100% tái chế cũng được gợi ý đưa vào sản xuất nhiều hơn.

Mỹ đang hướng tới việc hạn chế triệt để rác thải nhựa ở những điểm tham quan công cộng. Ảnh: NY Times

“Với tư cách là người quản lý các khu đất công cộng của nước Mỹ, bao gồm các công viên quốc gia và khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia, đồng thời là cơ quan chịu trách nhiệm bảo tồn và quản lý các loài cá, động vật hoang dã, thực vật và môi trường sống của chúng, chúng tôi ban hành sắc lệnh này là để hướng tới một Trái Đất tốt đẹp hơn”, ông Haaland cho biết trong một tuyên bố.

Trên thực tế, hiện chỉ có một phần nhỏ trong số hơn 400 vườn quốc gia ở Mỹ thi hành sắc lệnh này, trong đó có vườn quốc gia nổi tiếng nhất 'xứ sở cờ hoa' Grand Canyon.

Các nhóm hoạt động vì môi trường ca ngợi sắc lệnh trên của chính quyền Tổng thống Mỹ Biden.

“Những khu bảo tồn, vườn quốc gia vốn được người dân và du khách yêu thích vì vẻ đẹp tự nhiên cũng không thể tránh khỏi tác động của việc ô nhiễm rác thải nhựa”, Christy Leavitt, thành viên nhóm bảo tồn Oceana cho biết.

Sắc lệnh mới của Bộ Nội vụ Mỹ nhận được sự ủng hộ và đồng tình của người dân. Ảnh: NY Times

Thượng nghị sĩ Jeff Merkley (D-OR) cũng kêu gọi hành động nhanh hơn để giải quyết cái mà ông gọi là "cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa". 

Bộ Nội vụ Mỹ cho biết các khu đất do bọ này quản lý đã thu được gần 80.000 tấn chất thải rắn đô thị trong năm tài chính 2020, phần lớn trong số đó là nhựa.

Trong số hơn 300 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm để sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau, ít nhất 14 triệu tấn nhựa cuối cùng ở đại dương mỗi năm và nhựa chiếm 80% tổng số mảnh vụn biển được tìm thấy từ các vùng nước bề mặt. 

Rác thải nhựa tác động xấu tới môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã. Ảnh: AFAR

Ngoài ra, nhiều loài sinh vật biển ăn phải hoặc bị vướng bởi các mảnh vụn nhựa cũng bị thương tích nặng hoặc tử vong. Ô nhiễm nhựa đe dọa chất lượng và an toàn thực phẩm, sức khỏe con người, du lịch biển và tác động tới biến đổi khí hậu.

Đỗ An(Theo AFAR)

Tags:

相关文章