Việt Nam và Nga đang trong giai đoạn thảo luận cuối cùng về thỏa thuận đặt mua thêm 2 tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 mới,ậncảnhhệthốngtênlửachotàkqbđ đuc một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga nói với tờ RBTH hôm 3/7.
Việt Nam hiện tại đã đặt mua 4 tàu hộ tống lớp Gepard 3.9 của Nga, trong đó 2 chiếc đầu tiên đã đi vào hoạt động còn 2 chiếc tiếp theo đang được lắp đặt vũ khí tại nhà máy Zelenodolsk AM. Gorky.
Theo nguồn tin nói với RBTH, thỏa thuận mua thêm một cặp tàu Gepard mới có thể đạt được vào cuối tháng 7 này.
Nguồn tin cũng cho biết, cuộc đàm phán diễn ra chậm lại sau khi Trung Quốc bày tỏ lo ngại của họ về việc Nga cung cấp những loại vũ khí tiên tiến cho Việt Nam. Tuy nhiên, Moscow coi nhẹ sự lo lắng của Bắc Kinh về các thỏa thuận quốc phòng giữa Nga và Việt Nam.
Nếu thỏa thuận đặt mua thêm 2 tàu hộ tống Gepard 3.9 mới sẽ được Nga và Việt Nam thông qua vào cuối tháng này, đây là một bước nhảy vọt đi tới quyết định mua sắm vũ khí mới của Việt Nam, bởi trước đó TASS dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga cho biết, Quyết định về việc có tiếp tục mua thêm một cặp tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 thứ ba hay không, sẽ được Hải quân Việt Nam đưa ra sau khi cặp tàu Gepard thứ hai được bàn giao vào khoảng năm 2017.
Theo nguồn tin Nga, Việt Nam vẫn chưa ký hợp đồng mua các tàu chiến lớp SIGMA của Hà Lan và điều đó cho tạo cho phía Nga một sự lạc quan đáng kể. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, nếu Việt Nam mua tàu chiến SIGMA của Hà Lan thì sẽ không mua thêm Gepard 3.9 của Nga và ngược lại.
Hai tàu Gepard 3.9 tới của Việt Nam trang bị hệ thống tên lửa gì?
Vậy hai tàu Gepard 3.9 sắp tới của Hải quân Việt Nam sẽ trang bị hệ thống tên lửa nào?
Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đóng cho Hải quân Việt Nam là phiên bản xuất khẩu của tàu hộ tống thuộc Dự án 11661 của Nga, nơi đóng là Nhà máy đóng tàu Gorky ở Zelenodolsk (CH Tatarstan, Nga). Lớp tàu 11661 do Cơ quan thiết kế Zelenodolsk thiết kế, với nhiệm vụ tuần tra, săn ngầm, tấn công các mục tiêu trên biển và đất liền, hỗ trợ hành quân và bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế.
Cận cảnh hệ thống tên lửa cho 2 tàu Gepard-3.9 Việt Nam mua về cuối tháng 7 này
Chiếc đầu tiên của lớp tàu 11661 là Tatarstan đi vào hoạt động ngày 31.8.2003, là soái hạm của Hạm đội biển Caspian. Chiếc thứ hai hiện đại hơn là Dagestan thuộc lớp 11661K, đi vào hoạt động từ tháng 11.2012.
Tatarstan có 8 ống phóng tên lửa diệt hạm Uran (hai cụm giữa thân tàu, mỗi cụm 4 ống phóng), phóng loại tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35 có tầm bắn xa 130 km. Tàu còn có hệ thống pháo và tên lửa phòng không tầm gần, 2 pháo bắn nhanh 30 mm, 1 pháo chính 76,2 mm. Phiên bản xuất khẩu của lớp tàu này cho Việt Nam là Dự án 11661E (còn gọi là Gepard 3.9) hầu hết đều trang bị như tàu Tatarstan, có thể thấy ở 2 tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam.
Tuy nhiên đến chiếc Dagestan (lớp 11661K) thì có khác hẳn. Thay vì vũ trang 2 cụm (8 ống phóng) tên lửa diệt hạm Uran phần giữa thân, Dagestan là tàu chiến đầu tiên của Hải quân Nga trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Caliber-NK gồm 8 ống phóng, có thể phóng các loại tên lửa hành trình có độ chính xác cao, tấn công các mục tiêu trên biển và trên đất liền ở khoảng cách xa đến 300 km, theo trang tin eurasian-defence.ru.
Tàu Dagestan cũng vũ trang 1 pháo chính AK-176M (76,2 mm) và hai cặp pháo bắn nhanh tầm gần AK-630M loại 30 mm, hệ thống phòng không tầm gần Palma mạnh mẽ (2 pháo 6 nòng loại 30 mm và 8 tên lửa phòng không Sosna-R).
Tàu Dagestan đã thực hành bắn tên lửa phóng từ hệ thống phóng tên lửa Caliber-NK vào đầu năm 2012. Đến tháng 9.2012, tàu thực hành phóng tên lửa hành trình từ hệ thống phóng thẳng đứng này bắn trúng mục tiêu trên bờ biển. Sau khi hoàn tất thử nghiệm, Hải quân Nga chính thức nhận tàu vào hạm đội Caspian.
Trang tin eurasian-defence.ru cho rằng hệ thống tên lửa Caliber-NK gắn trên tàu Dagestan rất uy lực, được thiết kế để phóng các loại tên lửa hành trình khác nhau diệt các mục tiêu trên biển lẫn trên đất liền, nên có tính chiến lược rất cao. Tầm bắn của tên lửa hành trình từ hệ thống Caliber-NK này tối đa đến 300 km với các mục tiêu trên biển và trên bờ. Đến nay không tàu chiến nào của Hạm đội Caspian có khả năng này như tàu Dagestan.
Hệ thống này cũng dễ lắp đặt trên các tàu chiến cỡ nhỏ, và sẽ trang bị cho loại tàu tên lửa thuộc Dự án 21631 (Buyan-M) cũng do Nhà máy Gorky đóng.
Như vậy rất có thể 2 tàu lớp Gepard 3.9 thứ 5 và 6 của Hải quân Việt Nam có thể trang bị hệ thống tên lửa Caliber-NK như của tàu Dagestan, lúc đó uy lực của hai tàu Gepard 3.9 này sẽ mạnh hơn nhiều khi vừa có thể tấn công mục tiêu cả trên biển và trên đất liền ở khoảng cách xa.
Trần Quân(T/h)