当前位置:首页 > La liga

【xem bảng xếp hạng bóng đá ý】Thanh niên Khmer với mô hình khép kín

Ở ấp 8,xem bảng xếp hạng bóng đá ý xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, thanh niên Khmer Danh Hoàng sau thời gian làm công nhân xa nhà, trở về đã xây dựng được mô hình kinh tế hiệu quả.

Anh Hoàng chăm sóc đàn bò của gia đình.

Làm công nhân ở miền Đông Nam bộ nhiều năm, nhận thấy đây không phải là con đường giúp mình lập thân, lập nghiệp bền vững nên anh Hoàng quyết định trở về quê hương gầy dựng tương lai trên chính mảnh đất gia đình.

Sau những lần thất bại với việc lựa chọn mô hình làm kinh tế không phù hợp, đến nay, sự nghiệp của anh Hoàng bắt đầu ở ngưỡng thành công với mô hình sản xuất liên kết trồng bắp - nuôi bò - nuôi trùn quế - trồng hẹ và nuôi lươn, tạo cho gia đình nguồn thu nhập ổn định.

Cách nay 4 năm, sau thất bại của mô hình trồng cam xoàn, anh được địa phương tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ ngân hàng để đầu tư chuồng trại và nuôi 2 con bò. Đến nay, đàn bò của gia đình anh phát triển được 8 con. Vừa rồi, anh bán 4 bò thịt, cho nguồn thu 150 triệu đồng, 4 bò còn lại anh tiếp tục nuôi sinh sản.

Để có đủ nguồn thức ăn cho bò, anh Hoàng đã chuyển đổi 5 công lúa sang trồng bắp, chỉ tính riêng nguồn thu nhập từ bắp trái mỗi năm cũng lời trên 50 triệu đồng, phần còn lại phục vụ cho bò ăn.

Anh Hoàng cho biết: “Là hội viên hội liên hiệp thanh niên nên tôi được tham quan, học tập rất nhiều mô hình làm kinh tế hiệu quả, tiếp cận khoa học - kỹ thuật tiến bộ trong chăn nuôi, trồng trọt, từ đó tôi chắt lọc được vốn kiến thức kha khá cho bản thân. Qua các mô hình học tập, hiện tôi đã xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi kép kín”.

Lấy thân bắp nuôi bò, lấy phân bò trồng thêm hẹ, hơn 1 năm nay, với khoảng 800m2 trồng, mỗi ngày anh có thêm nguồn thu từ 200.000 - 300.000 đồng.

Không dừng lại ở đó, anh Hoàng đang triển khai nuôi trùn quế từ phân bò để làm thức ăn nuôi lươn; và vừa rồi, anh được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh tạo điều kiện cho vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn của Trung ương để thực hiện mô hình (nuôi lươn).

Anh Hoàng chia sẻ: “Tham quan thực tế tôi thấy, nuôi lươn bằng thức ăn trùn quế rất đạt hiệu quả. Sẵn có nguồn phân bò tại chỗ tôi nuôi trùn thử nghiệm và nhận thấy có kết quả. Vừa rồi tôi được vay thêm vốn để xây 2 bể nuôi với số lượng tầm 4.000 con lươn. Hiện tại, lươn giống đã đặt sẵn, dự định vài ngày tới tôi bắt đầu thả nuôi”. 

Xã đoàn Vĩnh Viễn A cho biết, anh Hoàng là một trong những hội viên thanh niên tiêu biểu của địa phương trong phong trào thanh niên thi đua lập nghiệp, làm giàu chính đáng. Anh rất linh hoạt trong tính toán làm ăn, tạo nên chuỗi sản xuất khép kín, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Anh cũng không ngại khó, luôn tự nỗ lực học tập, trau dồi kinh nghiệm trong sản xuất để mô hình làm kinh tế của gia đình ngày càng đạt hiệu quả cao.

Bí thư Xã đoàn Nguyễn Phước Dũng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Vĩnh Viễn A, cho biết: “Hiệu quả của mô hình làm kinh tế của anh Hoàng đã tạo sức lan tỏa và động lực cho thanh niên nông thôn phát huy tốt vai trò của mình trong làm chủ kinh tế gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển”.

Từ hiểu biết của bản thân trong chăn nuôi, trồng trọt, anh Hoàng thường xuyên chia sẻ cho hội viên trong ấp, xã; chủ động cung cấp nguồn cây giống hẹ với giá thấp hơn giá thị trường và tận tình hướng dẫn kỹ thuật trồng cho những ai có nhu cầu.

Vài tháng nay, gần nhà anh Hoàng cũng đã có 3 hộ dân mua giống từ anh để trồng hẹ. Trung bình mỗi hộ chỉ trồng 200-300m2 nhưng mỗi đợt thu hoạch được từ 2-3 triệu đồng.

Theo anh Nguyễn Phước Dũng, từ mô hình sản xuất của anh Hoàng, Xã đoàn và Ủy ban Hội đã tổ chức cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn đến tham quan, học tập. Hiện đã có một số đoàn viên, hội viên bắt tay vào thực hiện mô hình trồng hẹ sử dụng phân hữu cơ, giúp tăng thu nhập cho gia đình.

Theo Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Long Mỹ, 5 năm qua, nhằm giúp hội viên, thanh niên trên địa bàn có nghề nghiệp ổn định tại địa phương, các cấp hội đã tăng cường tuyên truyền, giáo dục trong thanh niên thông qua các mô hình “Gia đình trẻ giúp nhau làm kinh tế giỏi”, “Góp vốn xoay vòng”, “Vườn ao chuồng”... Trong 5 năm, các cấp hội duy trì 12 tổ tiết kiệm và vay vốn ngân hàng; hỗ trợ, giúp đỡ 60 hội viên thoát nghèo bền vững.

 

Bài, ảnh: MỸ AN

分享到: