【bảng xếp hạng giải malaysia】Giải pháp hòa bình cho Syria ?

时间:2025-01-10 07:40:41 来源:88Point

Tại cuộc họp Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) mới đây,bảng xếp hạng giải malaysia giải pháp ổn định chính trị cho Syria lại được đặt ra với quyết tâm cao. 

Ngoại trưởng các nước Nhóm G7 họp mặt trực tiếp ngày 4-5 tại London, Anh. Nguồn: REUTERS

Theo đó, các nước thành viên G7 gồm các Ngoại trưởng Canada Marc Garneau, Anh Dominic Raab, Nhật Bản Toshimitsu Motegi, Italia Luigi Di Maio, Mỹ Antony Blinken, Đức Heiko Maas, Pháp Jean-Yves Le Drian và Cao ủy châu Âu phụ trách đối ngoại Josep Borrell, đã cam kết tiếp tục nỗ lực thúc đẩy thực hiện Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) trên tất cả các phương diện nhằm tạo điều kiện cho một giải pháp chính trị tại Syria.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định: “Những người đồng cấp của tôi trong Nhóm G7 và tôi đã tái khẳng định cam kết đối với một giải pháp chính trị nhằm chấm dứt xung đột tại Syria và hỗ trợ việc tiếp tục triển khai cơ chế viện trợ xuyên biên giới của LHQ”.

Trong một nỗ lực hòa giải giữa Chính phủ Syria và phe đối lập, năm 2019 LHQ đã thành lập Ủy ban Hiến pháp Syria gồm 150 thành viên trong chính phủ, phe đối lập và xã hội dân sự. Tuy nhiên sau nhiều lần đàm phán vẫn chưa đạt được kết quả khả quan. Vòng đàm phán mới đây nhất và cũng là vòng đàm phán thứ 5 của ủy ban này đã diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ hồi cuối tháng 1 vừa qua cũng không mang lại kết quả nào như kỳ vọng. Đặc phái viên của LHQ về Syria Geir Pedersen đã gọi vòng đàm phán này là “một nỗi thất vọng”, đồng thời lưu ý rằng các vấn đề nghị sự cụ thể đã không đạt được như kỳ vọng của các nhà ngoại giao trước phiên họp.

Syria rơi vào khủng hoảng chính trị từ tháng 3-2011, khởi đầu bằng hàng loạt các cuộc biểu tình nhỏ, nhằm phản đối chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Sau đó, cuộc biểu tình lan rộng ra khắp quốc gia Trung Đông này và biến thành nội chiến đẫm máu. Cùng thời gian này, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã lớn mạnh tại Syria gây ra nhiều vụ khủng bố thảm khốc. Từ đó đã thu hút nhiều quốc gia tham chiến tại đây với danh nghĩa tiêu diệt IS và lập lại hòa bình cho Syria.

Hơn 10 năm xung đột ở Syria, với sự bất đồng sâu sắc giữa một bên là các nước phương Tây cùng khối Ả Rập và bên kia là Nga, Trung Quốc và Iran, những nước bảo vệ Chính phủ Syria đã làm gần 400.000 người đã thiệt mạng, hàng triệu người di tản đến giờ vẫn chưa thể trở về quê hương.

Đến nay, Chính phủ Syria đã giành lại gần hết quyền kiểm soát lãnh thổ nhưng hạ tầng cơ sở đã bị tàn phá nặng nề phải mất hàng chục hoặc hàng trăm năm sau mới phục hồi. Mặt khác, sự chia rẽ dân tộc sâu sắc thì vẫn còn đó làm cho quốc gia này khó phục hồi. Ngoài ra, sự lan rộng của đại dịch Covid-19 khiến cuộc sống của người dân càng thêm khó khăn. LHQ cảnh báo, nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế thì 60% người dân Syria có nguy cơ đối mặt với nạn đói trong năm nay, đặc biệt là người dân tại các khu vực biên giới và các khu vực xung đột.

Đáng quan ngại, là trẻ em chính là nạn nhân chịu ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc xung đột kéo dài ở Syria. Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng LHQ, trong vòng 10 năm qua, hơn 1 triệu trẻ em được sinh ra trong các trại tị nạn ngoài Syria; 3,5 triệu trẻ em thất học; 90% trẻ em Syria đang rất cần được hỗ trợ cả về vật chất và tâm lý. Chúng không biết đến bất cứ điều gì ngoài chết chóc, ly tán và tàn phá. Hệ lụy này sẽ còn kéo dài ở Syria.

Trong khi đó, xung đột ở Syria vẫn tiếp tục diễn ra hàng ngày. Điều này làm dấy lên quan ngại mặc dù được nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia liên quan quan tâm hỗ trợ, tuy nhiên, việc lập lại hòa bình cho Syria vẫn còn là bài toán khó.

HN tổng hợp

推荐内容