Những biến số tác động tới thị trường
Nhận diện về thách thức và điểm sáng của thị trường chứng khoán năm 2023,ìmkiếmcơhộiđầutưởnhữngcổphiếucócâuchuyệnriêty so osasuna bà Đỗ Hồng Vân - Trưởng phòng phân tích chứng khoán, Công ty cổ phần FiinGroup, cho rằng về bối cảnh vĩ mô, có thể kỳ vọng lãi suất có dư địa lớn hạ nhiệt trong thời gian tới khi lạm phát dự kiến sẽ dịu bớt đi.
Còn về bối cảnh thị trường, bà Vân cho biết đang quan sát 3 biến số, đó là: thanh khoản và giao dịch ký quỹ (vay margin); định giá của thị trường và dòng tiền nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, thanh khoản thị trường đang ở mức rất thấp so với giai đoạn VN-Index đạt đỉnh. Cụ thể, thanh khoản thị trường giảm khoảng 60%, trong khi đó VN-Index giảm khoảng 30% so với mức đỉnh. Trong khoảng 5 tháng gần đây, dường như thanh khoản đang đi tìm mặt bằng ổn định mới. Đây là điểm khá tích cực, nhất là trong bối cảnh dư nợ cho vay margin của công ty chứng khoán giảm rất sâu.
Cổ phiếu nhóm ngân hàng, công nghệ thông tin…sẽ là những ngành dự kiến duy trì lợi nhuận khá trong năm 2023. |
“Có gần 80% lượng margin các công ty chứng khoán đã cấp cho nhà đầu tư năm 2021 được thu hồi. Còn đối với nhà đầu tư cá nhân, họ cũng bán gần 80% tổng giá trị đã mua ròng trong năm 2021. Do đó, dù thanh khoản thị trường thấp, nhưng không bị chi phối quá nhiều bởi dòng tiền rẻ, hay tỷ lệ đòn bẩy cao như giai đoạn 2020 và 2021” - bà Vân cho hay.
Liên quan đến mặt bằng định giá P/E (hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu), rõ ràng sau khi kết quả kinh doanh quý IV/2022 của các doanh nghiệp được cập nhật, thì P/E có mức tăng từ 9,9 lần lên khoảng 11,6 lần. Mức tăng P/E ngoài câu chuyện bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh kém tích cực của doanh nghiệp niêm yết, còn bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng về lãi suất hạ nhiệt.
Về dòng tiền ngoại, trong thời gian qua, lực mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đã hỗ trợ rất tích cực cho đà hồi phục của cổ phiếu nhóm ngành thép, ngân hàng... Tuy nhiên, thời điểm này lực mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đang yếu dần.
Tuy nhiên, dù mặt bằng lãi suất có thể đã tạo đỉnh và giảm trong thời gian tới, nhưng nhà đầu tư cần lưu ý về tốc độ giảm. Đồng thời, nhà đầu tư cần xem xét thêm yếu tố lạm phát, cũng như diễn biến của dòng vốn ngoại.
PGS.TS Phạm Thế Anh - chuyên gia kinh tế vĩ mô, giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, tâm điểm của kinh tế Việt Nam hiện nay là vấn đề lãi suất và chính sách tiền tệ trong thời gian tới, vì điều này liên quan đến rất nhiều ngành nghề khác nhau của nền kinh tế. Những khó khăn đã qua đi và nền kinh tế, các chính sách điều hành sẽ được cải thiện dần. Tuy nhiên, trong quá trình cải thiện về mức lạc quan sẽ có những “gập ghềnh”, những biến cố mà thị trường chứng khoán và nền kinh tế gặp phải.
Lựa chọn chiến lược đầu tư
Theo các chuyên gia, nhà đầu tư nên ưu tiên chiến lược phòng thủ trong 6 tháng đầu năm 2023 cho đến khi có thay đổi hành động điều hành chính sách tiền tệ mới từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) với các nhóm ngành chú ý như dầu khí, điện nước và khí đốt, tiêu dùng thiết yếu.
Bên cạnh đó, các câu chuyện chuyên biệt của thị trường cũng có thể mang lại cơ hội đầu tư trong năm 2023. Nổi bật nhất là câu chuyện nhóm du lịch, hàng không hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa và đầu tư công với nhiều mục tiêu có thể đạt được trong năm 2023, khi các mục tiêu này chưa thể đạt được trong 3 năm trước đó do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Ngoài ra, việc tìm kiếm các cổ phiếu có “câu chuyện” riêng sẽ là bài toán hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Trong môi trường lãi suất cao như hiện nay, sự phân hoá giữa các doanh nghiệp sẽ khó tránh khỏi. Câu chuyện với nhà đầu tư vẫn là làm sao tìm được cho mình những doanh nghiệp tăng trưởng ổn định, chất lượng tài sản tốt.
Xuất hiện nhiều cổ phiếu về vùng giá hấp dẫn Các chuyên gia cho rằng, bối cảnh hiện tại thị trường chứng khoán có 3 điểm tích cực, đó là hầu hết các rủi ro về mặt vĩ mô thị trường đã được nhận diện và phản ánh vào giá cổ phiếu. Những rủi ro nội tại của thị trường như bán giải chấp cổ phiếu giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán mở đầu năm 2023 với mặt bằng định giá thấp. Đây là điều trái ngược so với năm 2022, dù có những nhóm ngành triển vọng lợi nhuận chưa phản ánh vào giá, nhưng với nền định giá thấp đã xuất hiện rất nhiều cổ phiếu về vùng giá hấp dẫn khi triển vọng lợi nhuận năm 2023 được đánh giá tích cực. |
Theo bà Đỗ Hồng Vân, trong bối cảnh hiện tại, dựa trên đánh giá về triển vọng lợi nhuận 2023, cũng như diễn biến về giá và định giá theo ngành, có một số nhóm ngành triển vọng để lựa chọn đầu tư.
Cụ thể, nhà đầu tư có thể quan tâm tới nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, công nghệ thông tin, điện (không bao gồm thủy điện), bất động sản khu công nghiệp; nhất là những cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc ngành có tăng trưởng lợi nhuận được dự kiến duy trì trong năm 2023, định giá cổ phiếu về vùng thấp lịch sử với giá chịu tác động bởi xu hướng giảm chung của thị trường.
Ngoài ra, cổ phiếu thuộc ngành vật liệu xây dựng, nước và dược phẩm cũng là nhóm ngành có thể quan tâm, với các doanh nghiệp thuộc ngành được kỳ vọng sẽ có đột phá về tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023. Triển vọng lợi nhuận tích cực được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cải thiện định giá của cổ phiếu, tạo dư địa tăng về giá. Ngoài ra, còn có nhóm cổ phiếu ngành thép, do đây là ngành có triển vọng lợi nhuận 2023 kém tích cực đã được phản ánh vào giá cổ phiếu.