【đan mạch vs san marino】Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính

 人参与 | 时间:2025-01-10 20:15:24
Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc quản lý của Bộ Tài chính Thủ tướng chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm,Đơngiảnhoálàchưađủdoanhnghiệpcầncảicáchmạnhhơnthủtụchànhchíđan mạch vs san marino đơn giản hóa thủ tục hành chính Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp

Góp ý tới Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Báo cáo cải thiện quy định kinh doanh để hỗ trợ tăng trưởng năng suất ở Việt Nam, VCCI cho rằng, dự thảo Báo cáo đã phản ánh/đánh giá khá toàn diện về Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 (Nghị quyết 68).

Trong đó, nhận diện chính xác những vấn đề còn tồn tại trong bản thân Nghị quyết 68 và việc triển khai thực thi Nghị quyết này, theo VCCI, các kiến nghị chính sách khá hợp lý và sẽ rất hữu ích cho các nhà soạn chính sách khi xây dựng các chính sách dài hơi tiếp theo về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa Báo cáo, VCCI cho rằng cần cân nhắc, xem xét sửa đổi, bổ sung thêm một số chính sách cho phù hợp hơn.

Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
Ảnh minh hoạ.

Về cơ cấu các quy định kinh doanh được đơn giản hóa, dự thảo Báo cáo nhận định về các loại quy định được đơn giản hóa hoặc loại bỏ chủ yếu, trong đó tập trung phần lớn ở thủ tục hành chính, tiếp theo là quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu báo cáo và kiểm tra chuyên ngành.

Nhưng theo VCCI, nhận định này mới chỉ đưa ra con số về loại quy định được đơn giản hóa hoặc bãi bỏ mà chưa nhận diện sâu hơn về những loại quy định nào được bãi bỏ, từ đó có thể đưa ra đánh giá về mức độ tác động của việc đơn giản hóa hoặc loại bỏ quy định kinh doanh.

Theo quan sát của VCCI, trong các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến thủ tục hành chính, các đề xuất chủ yếu như giảm số lượng hồ sơ, giảm số ngày thực hiện, bổ sung thêm phương thức thực hiện thủ tục trên môi trường điện tử...

VCCI cho rằng, về cơ bản những đề xuất này sẽ tạo thuận lợi phần nào cho các đối tượng thực hiện thủ tục, tuy nhiên chưa thực sự có tính đột phá, cải cách. Bởi các doanh nghiệp không chỉ kỳ vọng cắt bỏ, đơn giản hóa về điều kiện đầu tư kinh doanh, mà ngay trong các quy định về thủ tục hành chính cũng cần có những quy định có tính cải cách mạnh hơn.

Cùng với vấn đề trên, về kiến nghị “cải cách cấp phép cần được hỗ trợ bởi cải cách về kiểm tra”, theo VCCI, nội dung này đang chưa rõ, bởi đối với hoạt động kinh doanh, Nhà nước hiện quản lý theo các cơ chế: cấm đầu tư kinh doanh; áp đặt điều kiện kinh doanh và kinh doanh mà không chịu ràng buộc bởi điều kiện hoặc giấy phép ngoài việc đăng ký kinh doanh.

Nên VCCI cho rằng, tùy theo mức độ rủi ro và tác động đến lợi ích công cộng mà Nhà nước sẽ xác định các biện pháp quản lý tương ứng. Đối với cơ chế cấp phép hoặc không cấp phép kinh doanh, Nhà nước vẫn thực hiện các hoạt động kiểm tra, thanh tra để đảm bảo doanh nghiệp chấp hành đúng pháp luật.

Về kiến nghị “làm rõ danh mục hoạt động kinh doanh có điều kiện trong Luật Đầu tư”, theo VCCI, nội dung này cần xem xét lại một số điểm. Chẳng hạn, hiện nay việc xem xét điều kiện kinh doanh của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là khá rõ ràng và Luật Đầu tư đã yêu cầu công bố công khai. Các điều kiện kinh doanh quy định cụ thể ở pháp luật chuyên ngành, không phải trong Luật Đầu tư...

Về kiến nghị “xây dựng khuôn khổ pháp lý theo chiều ngang cho việc cấp giấy phép kinh doanh”, VCCI cho rằng, kiến nghị này cần xem lại về tính khả thi bởi trong hệ thống pháp luật kinh doanh hiện nay, các thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy phép kinh doanh đều quy định riêng tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và tuân thủ nguyên tắc quy định về thủ tục hành chính.

顶: 7踩: 8