Tuy nhiên trong bối cảnh quốc tế có xu hướng sử dụng ưu đãi thuế để thu hút đầu tư thì yêu cầu tiếp tục tái cơ cấu nguồn thu,áicơcấunguồnthutạodưđịangânsáchbềnvữket la liga hướng tới hệ thống thu ngân sách bền vững, hiệu quả càng trở nên cấp thiết. 1/ Giai đoạn 2006 - 2010: Tỷ lệ huy động thu NSNN bình quân cả giai đoạn đạt 26,3% GDP. Trong tổng thu ngân sách: Thu nội địa là 58,9%; thu từ dầu thô là 20%; thu xuất nhập khẩu (XNK) là 20%. Báo cáo tại Quốc hội gần đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tính bền vững của NSNN được củng cố, góp phần duy trì ổn định vĩ mô thông qua nhiều chỉ tiêu về thu ngân sách. Trong đó, cơ cấu thu ngân sách được chuyển biến tích cực trong bối cảnh nguồn thu nội địa liên tục tăng khi tỷ trọng thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm. Đây là sự “khéo léo” và linh hoạt trong công tác điều hành của Bộ Tài chính để chuyển dịch cơ cấu thu ngân sách khi nguồn thu có nhiều thay đổi do tác động của hội nhập. Nếu so với hệ thống thu ngân sách của các nước trên thế giới thì nghĩa vụ thu ngân sách của hệ thống thu NSNN của Việt Nam hiện đã giảm xuống ở mức tương đối thấp. Ví dụ như thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thấp hơn nhiều do thực hiện các ưu đãi, miễn, giảm trên diện rộng, theo ngành nghề, địa bàn, quy mô dự án, loại hình doanh nghiệp… Cho nên thuế suất thuế TNDN thực tế chỉ hơn 15%, riêng các doanh nghiệp FDI (vốn đầu tư nước ngoài) chỉ khoảng 10,3%, trong khi mức thuế suất phổ thông là 20%. Có thể thấy rằng, muốn có nguồn thu bền vững, không phải chỉ có giải pháp thuế, mà thay vào đó là các chính sách hỗ trợ (từ chính sách thuế, phí cho đến công tác cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh…) để doanh nghiệp phát triển bền vững, quay trở lại sẽ có đóng góp vào ngân sách. Đây cũng chính là hướng đi được Bộ Tài chính triển khai đồng bộ thời gian qua. Mở rộng cơ sở thu cải thiện dư địa tài khóa Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong cơ cấu thu ngân sách. Ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ NSNN (Bộ Tài chính) khi nhắc đến những tồn tại này đã cho rằng, dư địa thu ngân sách ngày càng hạn chế. Trong cơ cấu thu nội địa, nguồn thu từ sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm. Tình trạng thất thu nhất là khu vực ngoài quốc doanh, khu vực FDI chậm được cải thiện. Tình trạng chuyển giá diễn biến phức tạp… Trong khi đó, việc hoàn thiện chính sách thu chưa theo kế hoạch, ưu đãi thuế dàn trải đã tác động không thuận đến việc thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN; đồng thời bộc lộ những điểm không phù hợp thực tế, tiềm ẩn tác động tiêu cực tới công tác quản lý thu NSNN. Không phủ nhận sự cần thiết phải ưu đãi, giảm thuế cho doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nhưng trên thực tế, diện thu thuế và ưu đãi thuế của nước ta còn nhiều. Minh chứng là Luật Thuế giá trị gia tăng quy định có tới 25 nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định 23 trường hợp miễn thuế; danh mục đối tượng giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân cũng không nhỏ; hay Luật Thuế TNDN cũng quy định nhiều trường hợp ưu đãi thuế. Chia sẻ với “thế khó” của Bộ Tài chính, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trong khi nguồn thu ngày càng hạn hẹp thì đề xuất tăng thuế lại rất khó khăn, không dễ tìm được sự đồng thuận của dư luận. Theo tính toán của PGS.TS Lê Xuân Trường (Học viện Tài chính), nhiều mặt hàng hoàn toàn có thể tăng thuế như các quốc gia đang thực hiện đó là thuốc lá; thuế bảo vệ môi trường; hay cần phát huy hết vai trò của một số sắc thuế quan trọng như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân… Theo ông Võ Thành Hưng, thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu; đi đôi với cơ cấu lại thu NSNN hướng tới một hệ thống thu hỗ trợ tích cực cho tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, từ đó tạo nguồn thu hợp lý, bền vững cho NSNN. Bộ Tài chính đang trình Quốc hội xem xét thông qua Luật Quản lý thuế (sửa đổi) theo hướng bao quát các nguồn thu mới, đẩy mạnh cải cách thủ tục quản lý thuế. Trong công tác quản lý thuế thời kỳ mới, cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp thông lệ quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn chống xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận qua biên giới (BEPS); phải thực hiện có hiệu quả các khuyến nghị của OECD về 15 chương trình hành động hướng tới một số hệ thống chính sách thuế công bằng hơn giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo nguồn thu bền vững. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện chính sách thu NSNN theo hướng phát triển cơ sở thu mới, điều chỉnh mức thu..., lộ trình phù hợp với trình độ phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế theo Nghị quyết số 07-NQ/TW, Nghị quyết số 25/2016/QH14 và phù hợp với khuyến nghị của nhiều tổ chức quốc tế, nhằm cơ cấu lại NSNN trong điều kiện hội nhập sâu, góp phần ổn định vĩ mô, cải thiện dư địa chính sách tài khoá. Trần Thắng |