【lichthidaubongda anh】Nhiều tiềm năng phát triển mạng lưới doanh nghiệp khoa học công nghệ
Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được sử dụng ngân sách nhà nước như thế nào?ềutiềmnăngpháttriểnmạnglướidoanhnghiệpkhoahọccôngnghệlichthidaubongda anh | |
Kết nối nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp để thúc đẩy tự động hóa trong sản xuất |
Lãnh đạo Sở KH&CN TPHCM trao Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN năm 2022 cho đại diện các doanh nghiệp. Ảnh: T.D |
Tiềm năng lớn
Theo bà Chu Vân Hải, trong những năm qua, các doanh nghiệp KH&CN là nơi nhận chuyển giao công nghệ mới, tiếp nhận các kết quả nghiên cứu từ khu vực nghiêm cứu, trường đại học. Đồng thời là đích đến doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để đưa trí tuệ, những ý tưởng của mình tạo ra những sản phẩm đem lại lợi ích cho xã hội, doanh nghiệp cũng là cầu nối đưa nhanh các tiến bộ KH&CN vào ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo ra những sản phẩm KH&CN có giá trị gia tăng cao.
Nhiều doanh nghiệp KH&CN đã có doanh thu lớn, sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước và quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào nghiên cứu KH&CN khi tiếp cận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước từ đó góp phần nâng cao tỉ lệ đầu tư của xã hội cho KH&CN.
Một trong những vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm trong thời gian qua đối với hoạt động KH&CN tại doanh nghiệp chính là việc tiếp cận hiệu quả các chính sách ưu đãi và các bước thực hiện các hồ sơ đề nghị để được chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố nói chung.
Theo thống kê của Sở KH&CN TPHCM, tính đến nay trên địa bàn thành phố hiện có 111 doanh nghiệp KH&CN được cấp Giấy chứng nhận. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện chứng nhận là trên 700 doanh nghiệp từ đó cho thấy tiềm năng phát triển mạng lưới doanh nghiệp KH&CN còn rất lớn.
Bên cạnh đó, TPHCM hiện có 36 cơ sở ươm tạo/tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, 13 không gian làm việc chung, hơn 100 trường đại học và cao đẳng có hoạt động đổi mới sáng tạo, cùng với số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Startup) khoảng gần 2.000 doanh nghiệp. Đây được xem là nguồn phát triển doanh nghiệp KH&CN cần được chú ý thúc đẩy phát triển trong thời gian tới để xây dựng một hệ sinh thái hoạt động mạnh và có chất lượng nhằm hình thành ngày càng nhiều các doanh nghiệp KH&CN, tạo ra nguồn lực có chất lượng từ xã hội đầu tư cho KH&CN.
Nhiều khó khăn cản lối
Vì vậy, việc hỗ trợ các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới tiếp cận với các chính sách ưu đãi, phương thức đăng ký doanh nghiệp KH&CN, làm rõ vướng mắc trong việc đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cũng như tạo tiền đề của cầu nối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp khoa học công nghệ với nhau tạo nên mối liên kết bền vững góp phần triển khai hiệu quả Đề án Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TPHCM giai đoạn 2021-2025.
Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Phạm Thị Kim Loan, Chủ tịch HĐTV doanh nghiệp KH&CN Gia Thái DoctorLoan đã chia sẻ kinh nghiệm thành công của doanh nghiệp trong phát triển ứng dụng KH&CN phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là việc chú trọng vào hoạt động đổi mới sáng tạo, không ngừng cải tiến các sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội và thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng chuyển đổi số trong quản trị…
Từ thực tiễn doanh nghiệp, bà Phạm Thị Kim Loan cũng nêu lên những khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp gặp phải trong quá trình triển khai Nghị định số 13/2019/NĐ-CP của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN như khó khăn về vốn, công nghệ mới cũng như nguồn nhân lực khoa học công nghệ…
Đại diện Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao TPHCM cho biết, việc đăng ký trở thành doanh nghiệp KH&CN cũng có những khó khăn như phải chứng minh quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp kết quả nghiên cứu KH&CN cũng như phải giải trình quá trình ươm tạo và làm chủ KH&CN. Điều này không phải doanh nghiệp nào cũng làm được và sẵn sàng chia sẻ bí quyết công nghệ.
Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp KH&CN sau khi thành lập và hoạt động đã không phát huy được lợi thế cạnh tranh từ việc ứng dụng công nghệ mới cùng các chính sách ưu đãi, do vậy không đáp ứng các điều kiện doanh thu theo quy định và dẫn đến không đủ điều kiện hưởng chính sách ưu đãi, thậm chí hoạt động cầm chừng, loay hoay lúng túng trong quản trị doanh nghiệp nên rất khó phát triển.
相关推荐
- Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- Vietnamese embassy in Tokyo boosts ties with Japanese localities
- Vice State President holds talks with Swedish PM
- President of Venezuela conveys thanks to leaders of Việt Nam
- Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- Việt Nam calls on ADB for increased funding in green and digital sectors
- PM departs for GMS, ACMECS, CLMV summits in China
- PM arrives in Kunming, beginning activities in China